WWF
Việt Nam nỗ lực đảo ngược quá trình suy giảm đa dạng sinh học
Theo Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Việt Nam là một trong những quốc gia có mức độ đa dạng sinh học cao nhất thế giới với nhiều hệ sinh thái khác nhau gồm núi, rừng nhiệt đới, núi đá vôi/khoáng, hệ sinh thái biển và ven biển; hơn 100 loài chim và hơn 10% các loài thực vật của Việt Nam có tính đặc hữu.
Hiệu quả từ mô hình ngư dân đưa rác thải về bờ, bảo vệ môi trường biển
Nhằm hạn chế tối đa tình trạng ngư dân xả rác thải trực tiếp ra biển, góp phần bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản, tỉnh Quảng Bình đã vận động ngư dân tham gia thực hiện mô hình thu gom rác thải trên tàu rồi mang về bờ xử lý. Hiện sáng kiến này ngày càng lan rộng và nhận được sự ủng hộ của đông đảo bà con vì ý nghĩa tích cực và những hành động thiết thực hướng tới bảo vệ môi trường biển.
Nhiều mô hình tái chế, giảm thiểu rác thải nhựa hay tại Kiên Giang
Để bảo vệ môi trường biển, giảm thiểu rác thải nhựa trong ngành sản xuất (dịch vụ du lịch, nuôi biển, đánh bắt, chế biến thủy hải sản, hàng hải), UBND tỉnh Kiên Giang đã khuyến khích, kêu gọi mỗi cá nhân, mỗi tổ chức, đơn vị trong tỉnh cùng chung tay với nhau, cùng hành động, có những sáng kiến để góp phần bảo vệ môi trường, hướng đến sử dụng các sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường nhằm ngăn ngừa rác thải nhựa phát tán ra môi trường và đại dương.
Những tín hiệu tích cực trong giảm thiểu rác thải nhựa tại Long An
Trong những năm qua, tỉnh Long An đang từng bước xây dựng quy trình phân loại và thu gom phế thải nhựa có thể tái chế của người tiêu dùng và triển khai hình thức dán nhãn mác rõ ràng lên tất cả các vật liệu để xác định khả năng tái chế của sản phẩm; khuyến khích người dân hướng đến sử dụng các sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường; khuyến khích các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh tham gia xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường, thực hiện trách nhiệm xã hội, trong đó có trách nhiệm bảo vệ môi trường.
Nỗ lực, quyết tâm trong giảm thiểu rác thải nhựa đại dương
Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 1,8 triệu tấn rác thải nhựa thải ra môi trường (trong đó tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, số lượng rác thải nhựa đưa ra môi trường lên đến 80 tấn/ngày). Trong số đó có 0,28-0,73 triệu tấn bị thải ra biển; chỉ khoảng 27% số số nhựa được tái chế, tận dụng bởi các cơ sở, doanh nghiệp. Trước thực trạng đáng báo động ấy, nhiều địa phương trên khắp cả nước cũng như các doanh nghiệp đã có những hành động, hoạt động tích cực trong việc tuyên truyền, nâng cao ý thức và thay đổi hành vi, ứng xử với các sản phẩm nhựa.
Sáng kiến tiêu dùng xanh, giảm ô nhiễm nhựa
Ngày 13/12, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp cùng Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) tổ chức Lễ trao giải cuộc thi Sáng kiến tiêu dùng xanh, giảm ô nhiễm nhựa. Sự kiện nhằm tôn vinh, lan tỏa tới nhiều hơn nữa các đối tượng trẻ cũng như toàn cộng đồng trong việc nâng cao hơn nữa ý thức tiêu dùng, mua sắm xanh, chung tay bảo vệ môi trường sống bền vững.
Thừa Thiên - Huế triển khai nhiều mô hình, sáng kiến nỗ lực từng ngày xóa rác thải nhựa
Với mục tiêu thành phố Huế trở thành đô thị giảm nhựa vào năm 2024, nhiều đơn vị trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, thành phố Huế đã có các mô hình, giải pháp hay, sáng tạo để giảm thiểu rác thải nhựa, góp phần bảo vệ môi trường.
Lan tỏa những nghĩa cử cao đẹp trong cộng đồng
Được phát động từ năm 2008, “Sức mạnh Nhân đạo” là chương trình có ý nghĩa nhân văn sâu sắc được Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tổ chức thường niên. Chương trình có mục đích cao cả nhằm vận động nguồn lực trong xã hội để chăm lo cho người nghèo mỗi dịp Tết đến xuân về. Chương trình cũng tôn vinh những tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp cho công tác nhân đạo, lan tỏa những nghĩa cử cao đẹp, hành động tử tế trong cộng đồng.
Unilever tôn vinh các lao động nữ nghề ve chai phi chính thức trong hành trình “Hồi sinh rác thải nhựa”
Nhân dịp ngày Phụ nữ Việt Nam, Unilever Việt Nam cùng VietCycle tổ chức “Lễ tôn vinh những chiến binh xanh vì một Việt Nam văn minh với rác”, đồng thời tổng kết chặng đường “Hồi sinh rác thải nhựa” trong suốt 2 năm qua. Sự kiện được tổ chức vào dịp 20/10 – Ngày phụ nữ Việt Nam là món quà ý nghĩa mà Unilever gửi tới 300 nữ chiến binh xanh - đại diện cho lực lượng lao động phi chính thức thu gom rác thải.
Thừa Thiên Huế: Hiệu quả dự án WWF Việt Nam tại huyện vùng cao A Lưới
A Lưới là huyện miền núi, vùng cao của tỉnh Thừa Thiên Huế. Trước đây rác thải nhựa tồn đọng, vứt bỏ tràn lan, trở thành nỗi ám ảnh của người dân về nguy cơ ô nhiễm môi trường. Vậy nhưng, từ khi Dự án WWF Việt Nam (Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế tại Việt Nam) triển khai thực hiện các hoạt động phân loại, xử lý rác thải nhựa đã góp phần quan trọng nâng cao chất lượng môi trường và đời sống, sinh hoạt của nhân dân nơi đây.
Thành phố Đồng Hới: Xử lý rác thải nhựa thúc đẩy phát triển du lịch bền vững
Thành phố Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình) là đô thị ven sông, ven biển Nhật Lệ thơ mộng với nhiều tiềm năng, thế mạnh trong phát triển kinh tế- xã hội. Những năm qua, nhờ thực hiện đồng bộ, hiệu quả việc xử lý rác thải nhựa đã góp phần xây dựng môi trường đô thị xanh- sạch- đẹp, thúc đẩy phát triển du lịch bền vững.