Sức khỏe
Yêu cầu phát hiện sớm, xử lý kịp thời các ổ dịch đau mắt đỏ
Bệnh đau mắt đỏ gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, học tập và lao động, có không ít trường hợp bệnh kéo dài, gây biến chứng ảnh hưởng đến thị lực sau này. Vì vậy mọi người cần có ý thức phòng bệnh tốt và cần được xử trí kịp thời khi mắc bệnh.
Hệ lụy khôn lường đối với sức khỏe do ăn thiếu rau, nhưng lại thừa muối
Theo các chuyên gia, khác với các nước khác chủ yếu do người dân sử dụng thực phẩm chế biến sẵn thì ở Việt Nam việc ăn thừa muối đa số là do thói quen cho muối, gia vị vào thực phẩm khi chế biến, nấu ăn và khi chấm, trộn muối, gia vị trong bữa ăn.
Bệnh đau mắt đỏ có thể gây biến chứng nặng nề
Bệnh đau mắt đỏ có thể dẫn tới bị giả mạc, một số ít trường hợp có thể bội nhiễm, gây biến chứng viêm loét giác mạc... ảnh hưởng đến thị lực lâu dài.
Gia tăng đối tượng mắc bệnh trước thềm năm học mới
Sắp tới, khi học sinh quay trở lại trường học trùng với thời điểm bệnh tay chân miệng tăng mạnh vào khoảng tháng 9, 10 hằng năm, các chuyên gia y tế lo ngại, nếu không có các biện pháp phòng, chống dịch bệnh quyết liệt, nguy cơ số ca mắc ở trẻ sẽ gia tăng thời gian tới, nhất là khi năm học mới đã cận kề.
10 kỹ năng sinh tồn cần dạy cho trẻ càng sớm càng tốt
Mới đây vụ việc một bé trai 7 tuổi ở phường Việt Hưng, quận Long Biên bị bắt cóc đã gây xôn xao dư luận. Sau khi được giải cứu, em kể với bố là không dám ăn đồ tên bắt cóc mua, chỉ dám xin nước mà tên này uống. Việc này cho thấy việc trang bị kỹ năng sống cho trẻ em rất cần thiết. Bởi cha mẹ không thể ở bên cạnh con mọi lúc, do vậy hãy dạy trẻ những kỹ năng sinh tồn để có thể xoay sở trong bất cứ tình huống khẩn cấp nào.
Người dân cần thay đổi thói quen ăn uống, tránh mắc dị vật đường tiêu hóa
Mắc dị vật là một cấp cứu ngoại khoa nên khi nghi ngờ, người bệnh cần đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và xử trí kịp thời, tránh để lâu có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến chức năng và tính mạng.
Sử dụng túi nilon tái chế gây nhiều nguy cơ cho người sử dụng
Các nhà khoa học trên thế giới và Việt Nam đang nghiên cứu để tạo ra chất dẻo làm túi phối trộn 60% nhựa thông thường với 30% lượng tinh bột (thường là bột mỳ). Loại túi này chỉ mất 3-5 năm sẽ phân hủy được, không phải mất tới 500 năm như túi ni lông tái chế đang dùng. Dự kiến, sản phẩm này sẽ có giá cao hơn túi nilon và sẽ được sử dụng phổ biến trong tương lai.
TP Hồ Chí Minh: Đỉnh dịch tay chân miệng sẽ trùng với thời gian học sinh tựu trường
Theo nhận định của ngành y tế TP Hồ Chí Minh, dịch bệnh tay chân miệng vẫn đang tiếp tục tăng nhanh và có thể kéo dài thêm 3 – 4 tháng nữa mới có thể lắng xuống. Đặc biệt, thời gian học sinh quay lại trường sẽ trùng với đỉnh dịch thứ 2 của bệnh tay chân miệng nên cần tăng cường kiểm soát, phòng tránh dịch lây lan.
Trẻ nhập viện vì sốt xuất huyết nặng gia tăng, 5 việc tuyệt đối không nên làm khi chăm sóc trẻ sốt xuất huyết
Theo tin từ Bệnh viện Nhi Trung ương, tính từ đầu năm 2023 đến nay, Trung tâm Bệnh nhiệt đới của bệnh viện đã tiếp nhận 120 trẻ mắc sốt xuất huyết, trong đó hơn 50 ca có dấu hiệu cảnh báo.
Việc tầm soát ung thư là rất tốt nhưng cần sự phù hợp với từng đối tượng bệnh nhân
Không chỉ “trăm hoa đua nở” các gói tầm soát ung thư, kèm đó là hàng loạt các quảng cáo quá sự thật, thậm chí là sai lệch như "chỉ một xét nghiệm ra nhiều bệnh", "tầm soát ung thư đa điểm, từ đầu đến chân, từ trong ra ngoài chỉ với một gói khám"... đã khiến không ít người dân tiền mất, tật mang.
Lãnh đạo Bộ Y tế đến thăm và tri ân gia đình liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm
Nhân kỉ niệm 76 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27.7.1947 - 27.7.2023), Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan và Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam Phạm Thanh Bình, cùng lãnh đạo các Vụ, Văn phòng Bộ Y tế đã đến thăm, tặng quà và tri ân gia đình liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm.
Gia tăng bệnh nhân mắc thủy đậu: Người dân nên tiêm vaccine, không chủ quan với bệnh thủy đậu
Theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, nếu như trong tuần 28 (từ ngày 7 đến 14-7), thành phố chỉ ghi nhận 7 ca mắc thủy đậu thì đến tuần 29 (từ ngày 14 đến 21-7) đã tăng lên 33 ca. Như vậy, cộng dồn từ đầu năm 2023 cho đến nay, thành phố có 1.911 ca mắc thủy đậu (tăng gấp 11,5 lần so với cùng kỳ năm 2022).
Những dấu hiệu ở người mắc sốt xuất huyết cần đến bệnh viện ngay
Bệnh sốt xuất huyết có thể chuyển từ mức độ nhẹ sang mức độ nặng nhanh, người dân cần chú ý các dấu hiệu nhận biết bệnh đã chuyển nặng để tới bệnh viện kịp thời.
Hà Nội: Người dân tích cực phối hợp chống dịch sốt xuất huyết
Hà Nội đang vào giai đoạn dịch sốt xuất huyết tăng nhanh, tại các địa bàn “điểm nóng”, hoạt động phòng dịch, công tác xử lý ổ dịch, vệ sinh môi trường, diệt muỗi, bọ gậy đang tích cực được triển khai đến từng hộ dân.