Môi trường và biến đổi khí hậu
Hiệu quả từ mô hình ngư dân đưa rác thải về bờ, bảo vệ môi trường biển
Nhằm hạn chế tối đa tình trạng ngư dân xả rác thải trực tiếp ra biển, góp phần bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản, tỉnh Quảng Bình đã vận động ngư dân tham gia thực hiện mô hình thu gom rác thải trên tàu rồi mang về bờ xử lý. Hiện sáng kiến này ngày càng lan rộng và nhận được sự ủng hộ của đông đảo bà con vì ý nghĩa tích cực và những hành động thiết thực hướng tới bảo vệ môi trường biển.
Gen Z Đà Nẵng - Hành động xanh vì biển quê hương
“Gen Z Đà Nẵng, Hành động xanh vì biển quê hương” là hoạt động nhằm tuyên truyền giảm thiểu rác thải nhựa đại dương được sự bảo trợ của Tổ chức Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên Việt Nam (WWF - Việt Nam), Cục Biển và Hải đảo Việt Nam (VASI) với sự tham gia của 10 đội dự án gồm 100 em thiếu nhi đang sinh hoạt, học tập trên địa bàn quận Thanh Khê.
Hướng tới tương lai "giảm rác thải nhựa", thúc đẩy tiêu dùng xanh
Trong bối cảnh rác thải nhựa đang trở thành một vấn đề toàn cầu thì việc phát triển kinh tế gắn liền bảo vệ môi trường không thể thiếu vai trò của doanh nghiệp. Phát triển xanh, phát triển bền vững được xem là giải pháp mang lại lợi ích kép cho doanh nghiệp. Ngày càng nhiều các doanh nghiệp đã có những thay đổi nhất định về nhận thức lẫn hành vi trong xử lý rác thải nói chung, rác thải nhựa nói riêng.
"Đảo ngọc" Phú Quốc chung tay hành động chống rác thải nhựa
Nhiều năm qua, tỉnh Kiên Giang trong đó có thành phố Phú Quốc đã tham gia nhiều hoạt động, sáng kiến, dự án với mong muốn thực hiện mục tiêu giảm thiểu rác thải nhựa và tạo du lịch bền vững cho "đảo ngọc" Phú Quốc.
Nỗ lực, quyết tâm trong giảm thiểu rác thải nhựa đại dương
Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 1,8 triệu tấn rác thải nhựa thải ra môi trường (trong đó tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, số lượng rác thải nhựa đưa ra môi trường lên đến 80 tấn/ngày). Trong số đó có 0,28-0,73 triệu tấn bị thải ra biển; chỉ khoảng 27% số số nhựa được tái chế, tận dụng bởi các cơ sở, doanh nghiệp. Trước thực trạng đáng báo động ấy, nhiều địa phương trên khắp cả nước cũng như các doanh nghiệp đã có những hành động, hoạt động tích cực trong việc tuyên truyền, nâng cao ý thức và thay đổi hành vi, ứng xử với các sản phẩm nhựa.
Hơn 250 người thiệt mạng do các vụ cháy rừng trong năm 2023
Theo Cơ sở Dữ liệu Sự kiện Khẩn cấp (EM-DAT), với hơn 250 người thiệt mạng, 2023 trở thành năm mà cháy rừng gây thương vong nhiều nhất tính từ đầu thế kỷ 21.
Tìm tiếng nói chung trong hành động khí hậu
Tại Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28), diễn ra ở Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), ít nhất 80 quốc gia đã lên tiếng yêu cầu đạt một thỏa thuận về chấm dứt sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Trong khi đó, một số quốc gia lại phản đối đưa cam kết này vào thỏa thuận của COP28. Tính cấp thiết cắt giảm lượng khí thải đòi hỏi các nước gạt bỏ lợi ích riêng để tìm tiếng nói chung trong một thỏa thuận về chống biến đổi khí hậu.
Thông tin về Hội nghị thượng đỉnh Hành động khí hậu thế giới trong khuôn khổ COP28
Hội nghị thượng đỉnh Hành động khí hậu thế giới trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 28 của các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28), diễn ra trong 2 ngày 1 và 2/12 tại Expo City, Dubai của Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE). Đây là sự kiện đa phương quan trọng nhất trong năm về biến đổi khí hậu.
Thừa Thiên - Huế triển khai nhiều mô hình, sáng kiến nỗ lực từng ngày xóa rác thải nhựa
Với mục tiêu thành phố Huế trở thành đô thị giảm nhựa vào năm 2024, nhiều đơn vị trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, thành phố Huế đã có các mô hình, giải pháp hay, sáng tạo để giảm thiểu rác thải nhựa, góp phần bảo vệ môi trường.
Việt Nam nằm trong khu vực có nguy cơ lũ lụt ven biển tăng cao gấp 5 lần vào cuối thế kỷ 21
Theo kịch bản nóng lên toàn cầu nghiêm trọng nhất được dự báo, khoảng 160.000km2 đất ven biển có thể chìm dưới nước vào năm 2100. Kịch bản này sẽ ảnh hưởng đến các thành phố lớn ven biển ở các quốc gia như Ecuador, Ấn Độ và Việt Nam.
Chia sẻ kinh nghiệm, quảng bá hình ảnh ứng phó với biến đổi khí hậu của Việt Nam ra thế giới
Đoàn Việt Nam tham dự đàm phán kỹ thuật tại Hội nghị lần thứ 28 của Hội nghị các Bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 28 (COP28) dự kiến sẽ chủ trì một số sự kiện và tham gia nhiều sự kiện bên lề nhằm giới thiệu kinh nghiệm và quảng bá thông tin, hình ảnh ứng phó với biến đổi khí hậu của Việt Nam, kêu gọi sự hỗ trợ của quốc tế cho Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu.
Sự tham gia tích cực, cam kết mạnh mẽ và trách nhiệm cao của Việt Nam trong ứng phó với biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu mà biểu hiện chính là sự nóng lên toàn cầu và mực nước biển dâng đã tạo nên các hiện tượng thời tiết cực đoan hiện nay. Biến đổi khí hậu đang là vấn đề “nóng" của toàn cầu, là thách thức nghiêm trọng đối với toàn nhân loại trong thế kỷ XXI và đang ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái, tài nguyên môi trường và cuộc sống của con người. Các thiệt hại về kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra ngày càng tăng theo nhiệt độ. Trước những thách thức biến đổi khí hậu, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra chủ trương, chính sách, giải pháp nhằm chủ động ứng phó hiệu quả.
Giảm chất thải nhựa ở đô thị cần sự chung tay của cả cộng đồng
Sự chủ động và hành động quyết liệt của các tỉnh, thành phố trong việc xây dựng các mô hình quản lý rác nhựa ở cấp địa phương không chỉ là cơ hội để cải thiện môi trường sống Xanh, giảm ảnh hưởng đến các ngành kinh tế, du lịch, mà còn góp phần quan trọng vào quá trình hiện thực hóa các kết quả và mục tiêu quốc gia đã đề ra.
Tăng cường năng lực phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1251/QĐ-TTg ngày 26/10/2023 phê duyệt Chương trình tăng cường năng lực phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia đến năm 2030.