Những loại trà có thể giúp tăng cường trao đổi chất và giảm cân hữu hiệu

Lã Thị Thúy hằng
Sự trao đổi chất là cách cơ thể bạn sử dụng những gì bạn ăn và uống để biến nó thành năng lượng. Nếu bạn có sự trao đổi chất nhanh hơn, cơ thể bạn đốt cháy năng lượng nhanh hơn, đó là điều có thể hỗ trợ giảm cân lành mạnh và giúp quản lý cân nặng.

Trong khi giảm cân và tăng cường trao đổi chất không chỉ liên quan đến một loại thực phẩm hoặc đồ uống cụ thể mà có những món bạn ăn uống có thể góp phần giúp bạn đạt được mục tiêu dựa trên các chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa mà món đó có.

Một số chuyên gia dinh dưỡng cho biết có những loại trà có thể giúp tăng cường trao đổi chất trong cơ thể và giảm cân hữu hiệu.

1. Trà gừng

a7-1658507142.png

Gừng có tác dụng giảm cân.

Pha trà với gừng được biết đến là một trong những loại trà tốt cho sức khỏe mà bạn có thể uống.

"Gừng có tác dụng giảm cân độc đáo ở chỗ nó có chứa các hợp chất được gọi là gingerols và shogaols. Những hợp chất này tạo ra hiệu ứng chống oxy hóa trong cơ thể làm giảm tác hại của các gốc tự do trong cơ thể. Sự phá hủy này dẫn đến sự gia tăng căng thẳng oxy hóa, vốn làm trầm trọng thêm tình trạng béo phì, và cũng có thể dẫn đến giảm trao đổi chất, năng lượng và hơn thế nữa" – bà Trista Best, một chuyên gia dinh dưỡng của Balance One cho biết.

2. Trà đen

Trà đen là thức uống cổ điển được nhiều nền văn hóa khác nhau yêu thích.

"Trà đen thường chứa nhiều flavon, được chứng minh là giúp tăng tốc độ trao đổi chất và hỗ trợ giảm cân bằng cách hỗ trợ đốt cháy calo hoặc chất béo dư thừa trong cơ thể. Caffeine trong trà đen cũng có thể cải thiện sự trao đổi chất, đặc biệt là khi uống vào buổi sáng và cũng có thể giúp điều chỉnh tổng chỉ số BMI" - Nataly Komova, RD, một chuyên gia dinh dưỡng và chuyên gia thể dục của Just CBD cho biết.

3. Trà matcha

Matcha là một loại trà xanh phổ biến được biết đến với rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.

"Matcha là một loại trà thảo mộc chất lượng cao nổi tiếng của Nhật Bản có chứa caffeine, chất chống oxy hóa và đặc tính chống viêm. Uống một tách trà matcha trước khi tập luyện đã được chứng minh là giúp tăng cường trao đổi chất và oxy hóa chất béo, có thể hỗ trợ giảm cân bằng quá trình oxy hóa chất béo là tốc độ mà cơ thể sử dụng hoặc đốt cháy chất béo trong cơ thể, tốc độ cao hơn có nghĩa là tăng giảm cân" – chuyên gia Komova nói.

4. Trà xanh

a8-1658507223.png

Trà xanh rất giàu chất chống oxy hóa và có liên quan tích cực đến việc giảm béo và giảm cân.

Trà xanh là một loại trà tăng cường trao đổi chất cổ điển và là một trong những lựa chọn phổ biến nhất của những người uống trà.

Trà xanh rất giàu chất chống oxy hóa và có liên quan tích cực đến việc giảm béo và giảm cân. Nó chứa catechin, một loại chất chống oxy hóa đã được chứng minh là giúp tăng cường đốt cháy chất béo, đặc biệt là trong khi tập thể dục.

Một nghiên cứu cho thấy những phụ nữ sử dụng chiết xuất trà xanh trong 12 tuần giảm cân nhiều hơn và có vòng eo nhỏ hơn. Một đánh giá của 14 nghiên cứu vào năm 2014 cho thấy những người tham gia béo phì giảm trung bình thêm 0,2 – 3,5 kg so với những người không uống trà xanh trong khoảng thời gian 12 tuần.

5. Trà ô long

Nếu bạn không phải là fan của trà đen hoặc trà xanh, thì trà ô long luôn là một lựa chọn thay thế tuyệt vời mà vẫn đi kèm với các chất chống oxy hóa hữu ích để hỗ trợ giảm cân.

"Trà ô long có liên quan đến việc thúc đẩy giảm cân bằng cách tăng cường cách cơ thể chúng ta chuyển hóa chất béo. Một nghiên cứu vào năm 2009 cho thấy hơn 64-66% người béo phì và thừa cân tham gia một nghiên cứu kéo dài 6 tuần khi uống 8 gam trà ô long mỗi ngày giảm được nhiều kg hơn" – chuyên gia Sheth nói.

6. Trà Rooibos – Hồng trà Nam Phi

a9-1658507282.png

Hồng trà Nam Phi Rooibos là một lựa chọn hữu ích để thúc đẩy sự trao đổi chất trong cơ thể.

Hồng trà Nam Phi Rooibos là một lựa chọn hữu ích để thúc đẩy sự trao đổi chất trong cơ thể bạn nếu bạn không muốn có caffeine đi kèm với các loại khác được đề cập ở trên.

"Rooibos, xuất xứ từ Nam Phi, là một loại trà thảo mộc có chứa aspalathin. Hợp chất này có thể giúp tăng khả năng chuyển hóa cả đường và chất béo. Tuy nhiên, cần phải nghiên cứu thêm" – chuyên gia Sheth khẳng định.

TH