Cần xử lý vết thương đúng cách khi bị chó, mèo cắn

Đặng Thu Hằng
Hiện nay số ca mắc dại và tử vong trong thời gian qua tăng cao đột biến. Ổ chứa virus dại trong thiên nhiên thông thường là động vật có máu nóng, đặc biệt là chó, mèo. Vì vậy mọi người cần trang bị những kiến thức cơ bản để phòng, tránh và sơ cấp cứu đúng cách khi bị những loại động vật này cắn.

Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm virus cấp tính của hệ thống thần kinh Trung ương từ động vật lây sang người qua nước bọt bị nhiễm một loại vi khuẩn có tên là Rhabdovirus có trong nước bọt của những động vật bị bệnh dại. Bệnh dại lây từ nước bọt của động vật bị dại thông qua vết cắn, liếm. Ổ chứa virus dại trong thiên nhiên thông thường là động vật có máu nóng, đặc biệt là chó. Ngay khi vào cơ thể, virus dại xâm nhập vào các dây thần kinh ngoại biên, chạy dọc theo các dây thần kinh đến tủy sống và não bộ. Vết thương càng ở gần hệ thần kinh trung ương như mặt, cổ, đầu, ngón tay,… thì thời gian ủ bệnh càng ngắn.

huong-dan-so-cuu-khi-bi-cho-meo-can-qkvve-1651661489-large-1664876560.jpeg
Mọi người nên hết sức chú ý khi bị chó, mèo cắn. (Ảnh minh hoạ)

Các bước sơ cứu khi bị chó mèo cắn

Khi bị chó mèo cắn bạn hãy bình tĩnh sơ cứu theo các bước trình tự dưới đây:

- Ngay lập tức rửa sạch vết cắn bằng cách hứng dưới vòi nước trực tiếp hoặc lấy nước sạch xối theo chiều thẳng đứng sao cho máu và chất bẩn trôi sạch ít nhất là 5 phút.

- Rửa tay sạch và lấy tay nặn máu ra hết.

- Lấy bông sạch nhúng Povidone-iodine (PVP - I) hoặc Betadine, nếu không có sẵn thì dùng nước muối NaCl 0,9% hoặc tự pha bằng muối ăn để rửa sạch vết thương, lau khô rồi dùng một miếng bông gạc mới tinh che phủ vết thương.

- Cố định lớp bỗng gạc bằng băng dính 2-3 góc. Làm vệ sinh vết thương sạch sẽ, không băng chặt và kín sẽ ngăn vi khuẩn phát triển, sẽ chóng khỏi. Trong trường hợp phải ra khỏi nhà lâu/đi làm thì mới cần phải băng chặt và kín để tránh bụi bẩn bên ngoài bám vào vết thương.

Lưu ý: Trong quá trình sơ cứu, tuyệt đối không để vết thương bị trầy xước, bầm dập. Đặc biệt, không được tùy tiện sử dụng thuốc Nam theo mọi người mách bảo để điều trị. Sau khi sơ cứu, cần đưa người bị chó (mèo) cắn đến các cơ sở y tế để các bác sĩ khám và có chỉ định điều trị thích hợp. Ngoài ra, những người có nguy cơ bị nhiễm virus dại như: nhân viên thú y, chăm sóc thú rừng, làm trong phòng thí nghiệm có tiếp xúc với virus dại... cũng cần tiêm vaccin phòng bệnh dại.

Bị chó mèo cắn khi nào cần đi bệnh viện?

Nếu vết cắn nhẹ, xa thần kinh trung ương thì có thể tiêm phòng uốn ván và theo dõi con vật đã cắn. Vì vết thương do chó, mèo cắn đều làm da bị rách, dễ nhiễm các loại tạp khuẩn, đặc biệt là virus bệnh dại từ nước bọt của con vật và virus uốn ván từ móng của chúng. Nếu sau 10 ngày mà chúng vẫn bình thường thì có nghĩa là khi cắn người nó chưa bị dại, không thể lây bệnh sang người.

Nếu vết cắn nhẹ, xa thần kinh trung ương như đầu, mặt, cổ, vai; vùng gần tủy sống như hậu môn, cơ quan sinh dục... phải tiêm vaccin phòng dại và huyết thanh kháng dại ngay, bất kể con vật cắn có bị dại hay không. Nếu đến tiêm muộn, hiệu quả phòng bệnh sẽ giảm hoặc không còn tác dụng.

Đặc biệt chú ý cần phải đến trung tâm y tế ngay để được kịp thời cứu chữa khi có một trong những trường hợp sau:

- Sau khi sơ cứu vẫn nên đến cơ sở y tế để bác sĩ hoặc nhân viên y tế theo dõi sát đề phòng xuất hiện bệnh dại.

- Con vật đã từng cắn người khác và rồi xuất hiện bệnh dại.

- Con vật chết ngay sau khi cắn, hoặc con vật bỏ đi, bỏ ăn, biểu hiện yếu dần.

- Con vật sống trong vùng đang có dịch dại.

- Con vật không thể theo dõi sau khi cắn (chó hoang vô chủ).

- Vết cắn tại vùng đầu, mặt, cổ, vai, gần bộ phận sinh sản...

- Đối với những vết cắn tại vị trí không nguy hiểm, con vật của gia đình hoặc hàng xóm đã và đang hoàn toàn khỏe mạnh, cũng cần theo dõi bệnh nhân và con vật tối thiểu 15 ngày. Nếu bệnh nhân biểu hiện các dấu hiệu bất thường như sốt, co giật, đau đầu... Hãy đưa bệnh nhân đi cấp cứu ngay lập tức.

Hiện nay, tại các bệnh viện, trung tâm y tế dự phòng, đều có thể tiếp nhận bệnh nhân đến tiêm phòng bệnh dại. Mặt khác, để đẩy lùi bệnh dại nhất là vào thời điểm hiện nay nên hạn chế việc nuôi chó, mèo. Nếu nuôi thì phải xích, nhốt rọ mõm lại, tránh để chó, mèo chạy rông và phải tiêm phòng dại cho vật nuôi theo quy định, để phòng tránh những hậu quả đáng tiếc

T.H.