Vì sao thuyền viên tàu viễn dương hay mắc bệnh về tiêu hóa?

Tạp Chí Nhân Đạo
(NĐ&ĐS) - Ngoài áp lực công việc thì vấn đề ăn uống ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống và công việc của các thuyền viên. Theo một dự án nghiên cứu cơ chế bệnh tật của các thuyền viên tàu viễn dương, tỷ lệ mắc các bệnh về tiêu hóa sau khi kết thúc hải trình tăng đột biến với 66,33% và bệnh táo bón là 40,67%.

Năm 2013, Viện Vệ sinh Dịch tễ TW công bố dự án nghiên cứu cơ chế bệnh tật của các thuyền viên tàu viễn dương, nhiều người ngỡ ngàng bởi tỷ lệ mắc các bệnh về tiêu hóa sau khi kết thúc hải trình tăng đột biến với 66,33% và bệnh táo bón là 40,67%. Từ con số đó cho thấy ngoài áp lực công việc thì vấn đề ăn uống ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống và công việc của các thuyền viên. Câu chuyện của thuyền trưởng Vũ Đình Độ ở Công ty Cổ phần hợp tác lao động với nước ngoài (INLACO-HP) một lần nữa giúp chúng ta hiểu thêm về đời sống của thuyền viên ngành vận tải biển.

Tôi gặp thuyền trưởng Vũ Đình Độ tại nhà riêng ở số 121 Vũ Ngọc Phan, phường Hạ Long, Thành phố Nam Định khi anh đang tất bật chuẩn bị cho một hải trình mới kéo dài khoảng 8 tháng. Trong số những vật dụng cá nhân cùng với các loại thuốc thông dụng như cảm cúm, hạ sốt, giảm đau anh còn mang thêm mấy hộp đại tràng Tâm Bình. Anh bảo rằng: “2 năm nay, chuyến đi nào của tôi cũng luôn có đại tràng Tâm Bình”. Và như chạm đúng vào tâm tư của đời người thủy thủ, anh bắt đầu chia sẻ về công việc đặc biệt của mình.

Thuyen truong Vu Dinh Do
Thuyền trưởng Vũ Đình Độ

Sinh ra và lớn lên tại đất học thành Nam, sau khi tốt nghiệp đại học Hàng Hải vào năm 2004, chàng trai trẻ Vũ Đình Độ công tác tại Công ty cổ phần hợp tác lao động với nước ngoài. Bước chân lên tàu mang theo bao khát khao của tuổi trẻ, anh đã đi qua rất nhiều nước trên Thế giới, mỗi vùng đất cho anh một trải nghiệm riêng nhưng cũng qua đó anh hiểu nỗi vất vả của công việc mà mình đang theo đuổi.

Xa nhà, xa gia đình, ngày đêm sống giữa sóng gió biển khơi, trong điều kiện thời tiết, khí hậu khắc nghiệt, đời sống sinh hoạt liên tục bị đảo lộn. Đang ở miền nóng, mấy ngày sau đã qua miền lạnh hay vùng bão tuyết, đang làm ban ngày lại chuyển sang ban đêm….tất cả những điều đó đã khiến anh trưởng thành hơn từng ngày. Hơn 13 năm công tác, anh trở thành một thuyền trưởng giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực vận tải biển.

Có thể với nhiều người, nhắc đến thủy thủ tàu viễn dương thì đều nghĩ rằng đó là một cuộc sống tự do, phiêu bạt với mây trời sóng nước. Thế nhưng, chỉ khi bước chân lên tàu, tham gia những hải trình dài mới cảm nhận rõ nỗi vất vả, sự hiểm nguy của cuộc sống trên biển. Ngoài việc phải xa gia đình hàng tháng trời, đương đầu nơi đầu sóng ngọn gió, chịu áp lực cao từ công việc thì một trong những nỗi lo thường nhật của các thuyền viên chính là vấn đề ăn uống.

 

Anh Vu Dinh Do ra hieu thuoc mua DTTB
Anh Vũ Đình Độ ra hiệu thuốc mua đại tràng Tâm Bình

“Mỗi chuyến đi kéo dài 8-9 tháng, toàn ăn đồ đông lạnh, rau xanh là thứ xa xỉ đối với thuyền viên chúng tôi nên hơn 20 con người trên tàu gần như đều bị rối loạn tiêu hóa, nhẹ thì đau bụng đi ngoài, táo bón, nặng thì những cơn đau cứ kéo dài dai dẳng, ăn chẳng được, nhịn không xong, sức khỏe giảm sút nhanh chóng”- Thuyền trưởng Vũ Đình Độ tâm sự.

“Ăn chẳng được, nhịn chẳng xong”- đó là tình trạng mà anh Độ đã gặp vào năm 2014. Lúc bấy giờ, cứ sau bữa ăn là anh đau bụng, đi ngoài. Ban đầu chỉ đau âm ỉ, anh dùng vài liều giảm đau thì hết. Nhưng càng ngày, những cơn đau càng kéo dài, tỷ lệ thuốc giảm đau dùng càng tăng lên, dùng liên tục 5-6 tháng anh bị thêm dạ dày.

Đâu năm 2015, anh đi khám sức khỏe định kỳ thì được kết luận bị viêm đại tràng, bác sĩ kê cho anh một đơn thuốc riêng nên uống vào hiệu quả rất nhanh. Tuy nhiên, đỡ được khoảng 1-2 tháng bệnh lại tái phát. Cứ ăn đồ lạnh hay hải sản là anh lại bị đau bụng đi ngoài, kéo dài hàng tuần, vì vậy nên anh phải kiêng khem đủ thứ.

Hơn 3 năm bị bệnh, anh Độ sử dụng rất nhiều loại thuốc khác nhau nhưng vẫn không đỡ nên mỗi khi thấy chồng chuẩn bị đồ cho chuyến công tác mới, chị Nguyễn Thị Quy lại xót xa. “Trên biển kéo dài hàng chục tháng, ăn toàn đồ đông lạnh và hải sản, mà đó chính là những thứ khiến cho bệnh viêm đại tràng càng nặng hơn. Vì vậy lúc nào anh chuẩn bị đi công tác tôi cũng lo vì giữa biển khơi mênh mông ấy lỡ có vấn đề gì xảy ra thì biết làm sao”- Chị Nguyễn Thị Quy tâm sự.

Tháng 8/2018, khi cả gia đình đang quây quần ăn cơm, anh Độ thấy tivi giới thiệu sản phẩm đại tràng Tâm Bình hỗ trợ điều trị các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, chướng bụng, đầy hơi, đi ngoài phân sống, phân lỏng, táo bón…. “Cảm giác như tìm được cứu tinh cho căn bệnh của mình. Ngay lập tức tôi chạy ra hiệu thuốc hỏi mua ngay 1 hộp để về uống thử”- Anh Độ nhớ lại.

Chuyến công tác đầu năm 2019, anh Độ mang theo 20 hộp đại tràng lên tàu. Anh bảo, mới uống một hộp đã thấy hiệu quả nên ngoài việc mua để dùng anh cũng muốn giới thiệu cho đồng nghiệp vì trên tàu gần như thuyền viên nào cũng gặp các bệnh về tiêu hóa như đau bụng, chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, đi ngoài hay táo bón…. “Một số anh em bị rối loạn tiêu hóa sử dụng sản phẩm này đều bảo hiệu quả thực sự”- anh Độ nói thêm.

Gần 2 năm kể từ hộp đại tràng Tâm Bình đầu tiên, hiện tại anh Vũ Đình Độ đã hoàn toàn khỏe mạnh, bệnh đại tràng đã không còn nữa. Trong cuộc trò chuyện với tôi hôm ấy, anh bảo rằng: “Dù bệnh đã khỏi nhưng hàng năm tôi vẫn uống nhắc lại”. Và đó chính là lý do mà hành lý mang theo trong chuyến công tác sắp tới của anh, ngoài các vật dụng thiết yếu của cá nhân, anh còn chuẩn bị thêm 5 hộp đại tràng bởi với anh “đó là người bạn không thể thiếu trên mỗi hải trình”.

Tiểu Thúy