Thay đổi lối sống - Yếu tố quan trọng giúp kiểm soát đái tháo đường type 2

Lã Thị Thúy hằng
Người bệnh đái tháo đường có thể sống một cuộc sống bình thường và lành mạnh với căn bệnh này nhờ dùng thuốc và thay đổi lối sống. Với chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh và tăng cường vận động sẽ giúp người bệnh có thể giảm cân, tăng mức năng lượng và kiểm soát lượng đường trong máu một cách hiệu quả.

Đái tháo đường type 2 là một căn bệnh phải được kiểm soát hàng ngày. Người bệnh có thể sống một cuộc sống bình thường và lành mạnh với căn bệnh này nhờ dùng thuốc và thay đổi lối sống. Với chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh và tăng cường vận động sẽ giúp người bệnh có thể giảm cân, tăng mức năng lượng và kiểm soát lượng đường trong máu một cách hiệu quả.

Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ cho biết, đối với những bệnh nhân có mức A1C (xét nghiệm máu dùng để kiểm tra lượng đường - glucose - gắn với hemoglobin trong các tế bào hồng cầu) hơi cao trên chỉ số mục tiêu một chút, có thể tham gia vào việc thay đổi lối sống trong ba đến sáu tháng trước khi xem xét điều trị bằng thuốc.

Đối với những người đã được kê đơn thuốc điều trị đái tháo đường trước đó, việc cải thiện chế độ ăn uống, thay đổi hoạt động thể chất và giảm cân có liên quan, thậm chí có thể cho phép họ giảm thuốc hoặc ngừng thuốc hoàn toàn. Do đó, những thay đổi trong lối sống rất quan trọng để kiểm soát bệnh đái tháo đường.

1. Điều trị đái tháo đường lấy người bệnh làm trung tâm

Do mỗi người đều có những thói quen, lịch làm việc, sở thích, ăn uống khác nhau… nên phương pháp điều trị không giống nhau ở mỗi người bệnh. Điều quan trọng là người bệnh phải tìm ra kế hoạch phù hợp nhất với mình để gắn bó lâu dài.

Người bệnh có thể được tư vấn nên ăn gì, hay nghe thấy rất nhiều thông tin trái chiều, chẳng hạn như không được ăn trái cây chẳng hạn, điều này hoàn toàn không đúng. Người bệnh cần nghe những tư vấn, giáo dục về tự quản lý bệnh đái tháo đường từ bác sĩ – người có thể giúp bạn lập một kế hoạch vừa căn cứ cụ thể trên người bệnh vừa dựa trên cơ sở khoa học, đồng thời giúp bạn đi đúng hướng.

a1-1657809153.jpg

Điều trị đái tháo đường cần lấy người bệnh làm trung tâm

2. Thay đổi chế độ ăn uống

Tìm ra một cách ăn uống lành mạnh và bền vững là hoàn toàn quan trọng để giảm cân và kiểm soát bệnh đái tháo đường. Một trong những cách tốt nhất để làm điều này là gặp chuyên gia giáo dục về bệnh đái tháo đường hoặc chuyên gia dinh dưỡng - những người có thể giúp bạn lập kế hoạch tốt nhất cho mình- cho dù đó là chế độ ăn ít carbohydrate, hay chế độ ăn kiêng nhất quán.

Việc chú trọng đến carbohydrate là rất quan trọng vì đây là những loại thực phẩm ảnh hưởng đến lượng đường trong máu nhiều nhất. Carbohydrate được tìm thấy trong các loại thực phẩm như trái cây, sữa, sữa chua, tinh bột (bánh mì, mì ống, gạo, đậu), rau củ giàu tinh bột (khoai tây, đậu Hà Lan, ngô) và thực phẩm có đường (bánh quy, bánh ngọt, kẹo và kem).

Mắc bệnh đái tháo đường không có nghĩa là bạn bị cấm ăn carbohydrate, nhưng điều quan trọng là phải chọn đúng loại carbohydrate với số lượng thích hợp. Giảm lượng carbohydrate nạp vào cơ thể sẽ giúp giảm căng thẳng cho tuyến tụy, khuyến khích giảm cân, tăng mức năng lượng và giảm lượng đường trong máu.

Tốt nhất, những người mắc bệnh đái tháo đường nên cắt bỏ tất cả đồ uống có hàm lượng calo cao, bao gồm nước trái cây, nước ngọt, sinh tố và đồ uống cà phê ngọt.

Hầu hết mọi người dường như làm tốt nhất với bữa sáng ít carbohydrate, bữa trưa nhiều chất xơ và bữa tối cân bằng có kiểm soát carbohydrate.

Để bắt đầu, hãy nghĩ những thức ăn trên đĩa của bạn. Dùng một chiếc đĩa nhỏ hơn và chuẩn bị bữa ăn của bạn như sau:

• 1/2 đĩa: Các loại rau không chứa tinh bột (xà lách, bông cải xanh, rau bina, măng tây…)

• 1/4 đĩa: Protein nạc (gà thịt trắng, gà tây, cá, thịt bò nạc)

• 1/4 đĩa: Một loại carbohydrate phức hợp (khoai lang, đậu, hạt diêm mạch, lúa mạch…).

a3-1657809235.jpg

Người bệnh đái tháo đường nên ăn nhiều rau hơn

3. Di chuyển nhiều hơn

Di chuyển không có nghĩa là phải đến phòng tập thể dục hàng giờ. Để bắt đầu, chỉ cần di chuyển nhiều hơn.

Tập thể dục giúp tăng tác dụng của insulin – đây là một hormone quan trọng trong chuyển hóa đường của cơ thể. Lượng đường được kiểm soát tốt sẽ giúp giảm được nhu cầu sử dụng insulin và giảm biến chứng của thuốc cũng như đái tháo đường.

Bạn càng di chuyển nhiều, quá trình trao đổi chất sẽ diễn ra tốt hơn, và cơ thể sẽ đốt cháy calo nhiều hơn. Để có động lực cho bản thân, hãy cố gắng làm cho việc tập thể dục trở nên thú vị, với mục tiêu cố gắng đạt được là 150 phút hoạt động vừa phải mỗi tuần. Điều này nên bao gồm tập luyện aerobic, sức đề kháng và tính linh hoạt…

4. Tập trung vào việc giảm cân vừa phải

Thừa cân là một yếu tố nguy cơ phát triển đái tháo đường. Khi bạn thừa cân hoặc béo phì, cơ thể không thể di chuyển đường từ máu đến các tế bào để sử dụng làm năng lượng vì tế bào trở nên đề kháng với insulin.

Insulin là hormone hoạt động như "người gác cổng". Nó là thứ cho phép đường vào tế bào. Khi các tế bào đề kháng với insulin, đường không thể đi vào tế bào và thay vào đó, sẽ nằm trong máu, gây tăng đường máu.

Bạn có thể giúp giảm lượng đường trong máu bằng cách giảm khoảng 5% đến 10% trọng lượng cơ thể.

5. Kiểm tra lượng đường trong máu

Đối với người vừa được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường và chưa dùng bất kỳ loại thuốc nào, có thể thấy tầm quan trọng của việc kiểm tra lượng đường trong máu.

Tuy nhiên, việc này rất quan trọng giúp người bệnh có kế hoạch ăn uống (điều chỉnh lượng carbohydrate) và tăng hoạt động thể chất… Điều này rất quan trọng với người bệnh.

Thúy Hằng