Nâng cao ATGT nhờ sử dụng sản phẩm cảnh báo an toàn công nghệ mới

Tạp Chí Nhân Đạo
(NĐ&ĐS) - Tại Việt Nam, từ tháng 12/2019 đến nay, thông qua việc lắp đặt và đánh giá thí điểm, hiệu quả của những sản phẩm cảnh báo an toàn công nghệ mới giúp giảm đáng kể các vụ va chạm và mức độ thương tích.

Mỗi năm tại Việt Nam có tới 8.000 người chết do TNGT và khoảng 15.000 người bị thương. Tại TP HCM, 3 tháng đầu năm 2021 đã xảy ra 505 vụ TNGT, làm chết 148 người, bị thương 341 người.

Để giảm thiểu số vụ TNGT, thời gian qua, Sở GTVT TP.HCM đã triển khai nhiều giải pháp như: Thường xuyên theo dõi, rà soát, điều chỉnh tổ chức giao thông trên các tuyến đường; Lắp đặt thí điểm các thiết bị đảm bảo ATGT bằng công nghệ mới nhằm cảnh báo, tăng cường nhận biết chướng ngại vật, giảm thương vong cho người, hạn chế hư hỏng cho phương tiện khi xảy ra tai nạn.

Đơn cử như: Ụ chống xô va, đèn cảnh báo nháy vàng năng lượng mặt trời, trụ tiêu phản quang, barrier rào chắn…

img-bgt-2021-giam-chan-1619864928-width1280height960
Thùng giảm chấn, dải phân cách PE được lắp đặt tại đường Trần Hưng Đạo, TP Hải Phòng. Ảnh: ST

Là đơn vị thực hiện công tác duy tu đảm bảo ATGT đường bộ, ông Nguyễn Viết Quang, Trưởng phòng Hạ tầng 2, Trung tâm Quản lý hạ tầng giao thông đường bộ thuộc Sở GTVT TP HCM cho biết, vài năm trở lại đây, đơn vị thi công, lắp đặt nhiều sản phẩm cảnh báo an toàn công nghệ mới giúp giảm đáng kể các vụ va chạm và mức độ thương tích.

Tại khu vực nội đô TP HCM đang sử dụng thiết bị cảnh báo an toàn bằng chất liệu nhựa HDPE, phù hợp trong điều kiện ở thành phố có nhiều xe máy. Khi xảy ra va chạm, TNGT tỉ lệ chấn thương, tử vong giảm đáng kể.

“Ngoài ra, khi sử dụng thiết bị cảnh báo an toàn bằng chất liệu nhựa sẽ nâng cao tính thẩm mỹ trong đô thị”, ông Quang nói.

Ông Song Jun Kyoo, Tổng giám đốc Công ty TNHH HIQ Vina cho biết, rất nhiều công trình giao thông bê tông hoặc thép trên các tuyến đường ở Việt Nam có độ nhận diện kém nên khả năng xảy ra tai nạn rất cao, đặc biệt là vào ban đêm. Hơn nữa, trong trường hợp xảy ra tai nạn, các phương tiện va chạm vào thiết bị bằng bê tông hoặc thép sẽ gây ra nhiều thiệt hại về người và tài sản.

Để đảm bảo ATGT, ông Song Jun Kyoo cho rằng nên sử dụng các sản phẩm nhựa có độ bền cao hơn là các thiết bị ATGT bằng bê tông và thép. Bằng cách sử dụng chất liệu từ PU có độ đàn hồi tốt và nhựa có độ bền cao làm từ HDPE giúp giảm thiểu thiệt hại cho người điều khiển và phương tiện trong trường hợp xảy ra tai nạn.

Ngoài ra, khi lái xe vào ban đêm, tỷ lệ tai nạn có thể giảm thiểu đáng kể bằng cách sử dụng màng phản quang và các vật liệu phản quang trên sản phẩm ATGT đường bộ, đảm bảo tầm nhìn cho người lái. Với triết lý hoạt động “cam kết cho chất lượng sản phẩm cao nhất”, HIQ đã nghiên cứu, phát triển, sản xuất và cung cấp từ 60 sản phẩm thiết bị ATGT đường bộ và an toàn công trình đường bộ. Các sản phẩm này góp phần phòng ngừa, giảm thiệt hại nghiêm trọng về người, tài sản nếu không may xảy ra tai nạn trên đường hoặc tai nạn lao động.

HN