1. Dấu hiệu nhận biết tóc hư tổn
Ngoại trừ những mái tóc có độ hư tổn vừa phải, bạn hoàn toàn có thể nhận biết mái tóc của mình có hư tổn không dễ dàng thông qua các biểu hiện sau:
- Phần ngọn tóc và thân tóc bị chẻ ra ngiều phần.
- Khi dùng tay vuốt dọc thân tóc thì thấy khô ráp.
- Tóc thường xuyên gãy rụng.
- Tóc không còn bóng mượt, bị xỉn màu.
- Phần đuôi tóc có nhiều điểm bị đứt gãy.
- Khi bó tóc hay gập thân tóc và thả ra thì rất lâu mới có thể trở về hình dạng ban đầu.
- Sau khi gội đầu xong thì tóc rất lâu khô, thậm chí thấm bằng khăn bông vẫn có thể vắt ra nước.
- Tóc nhuộm rất khó lên màu hoặc làm tóc xoăn nhưng không thể lên được sóng.
Bên cạnh đó, cũng có cách giúp bạn kiểm tra tóc có chắc khỏe hay không bằng cách cho 2 – 3 cộng tóc vào chén nước rồi quan sát. Nếu bạn thấy cọng tóc đó nổi trên mặt nước thì chứng tỏ tóc bạn khỏe mạnh, ngược lại cọng tóc chìm xuống dưới nước thì tóc bạn bị khô và xốp rỗng. Mức độ chìm của cọng tóc càng sâu thì càng chứng tỏ tóc của bạn càng bị nhiều vấn đề nghiêm trọng.
2. Nguyên nhân khiến tóc hư tổn
2.1. Sử dụng hóa chất
Xu thế làm đẹp tóc hiện nay là việc không thể thiếu của phái đẹp. Tuy nhiên cái giá phải trả cho những mái tóc nhuộm đầy hóa chất, thuốc nhuộm cũng không hề rẻ. Đồng thời quá trình làm đẹp này có thể phá hủy đi lớp biểu bì, lấy mất đi độ ẩm bên trong của tóc và làm tóc mất đi độ bóng khỏe.
2.2. Dùng công cụ có nhiệt cao
Việc sử dụng máy sấy tóc hay ép tóc đều ẩn chứa nguy cơ làm tóc hư tổn. Bởi lẽ sức nóng từ các loại máy này có thể làm phá vỡ đi cấu trúc của sợi tóc, làm giảm độ đàn hồi của tóc, khiến tóc dễ bị gãy ngọn và rụng nhiều.
Đặc biệt, việc tạo kiểu tóc bằng nhiệt khi tóc còn ướt sẽ làm cháy đi lớp biểu bì khiến tóc bị chẻ ngọn - điều mà con gái rất dễ mắc phải ngay sau khi gội đầu. Do đó để bảo vệ và phục hồi tóc hư tổn tại nhà thì bạn nên dùng khăn lau khô tóc cho đến khi đạt được độ ẩm phù hợp thì mới thực hiện các bước tạo kiểu sau.
2.3. Chăm sóc tóc sai cách
Nếu không chăm sóc thì tóc sẽ không đẹp, thế nhưng, nhiều khi chăm sóc quá đà hoặc không đúng cách còn gây hậu quả lớn hơn đấy. Ví dụ như thói quen gội đầu hằng ngày - thực ra không nên chút nào bởi việc gội đầu quá nhiều sẽ lấy đi lớp dưỡng chất tự nhiên từ da đầu, khiến cho lớp da ngày càng khô và xuất hiện nhiều gàu. Bên cạnh đó, tóc hư tổn còn xuất phát từ thói quen khá quen thuộc đó chính là chải tóc khi tóc còn ướt. Bởi lẽ răng lược có thể giật mạnh là làm rách đi lớp biểu bì mong manh. Do đó, bạn nên để tóc khô rồi mới chải, nếu bắt buộc phải chải tóc, thì bạn hãy chải thật nhẹ nhàng để giảm tổn thương cho tóc.
2.4. Tia UV từ ánh nắng mặt trời
Tia UV không chỉ gây ảnh hưởng đến làn da mà còn là nhân tố làm tóc hư tổn từ bên trong lẫn bên ngoài. Tia cực tím từ mặt trời có thể làm cho tóc bị mất đi Protein keratin, khiến tóc bị nhạt màu, mất nước và ngày càng mỏng yếu.
Đồng thời, tia UV còn làm cho các tế bào biểu bì bị thu hẹp, yếu và mỏng đi, từ đó làm ảnh hưởng đến độ dày và sức khỏe của mái tóc.
3. Cách chăm sóc phục hồi tóc hư tổn
3.1. Gội đầu đúng cách
Cách phục hồi tóc hư tổn quen thuộc nhất mà bất kỳ ai cũng đều có thể thực hiện được đó chính là gội đầu đúng cách .Đặc biệt với những mái tóc đang gặp hư tổn nặng, càng cần chú ý hơn tới bước này. Khi gội, các bạn cần massage da đầu cũng như tóc nhẹ nhàng, nhất là phần chân tóc và làm sạch thật kỹ để tránh bọt dầu gội còn đọng lại gây dị ứng hoặc gàu. Ngoài ra, như đã nói, việc gội đầu hằng ngày là không cần thiết, với những mái tóc hư tổn, chỉ nên làm sạch 2-3 lần/tuần dưới nước mát hoặc nước ấm vừa phải.
3.2. Cung cấp dưỡng chất cho tóc
Tóc hư tổn nặng có thể phục hồi nhanh nếu được cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết. Bên cạnh việc chăm sóc từ bên trong như bổ sung vitamin C, uống đủ nước hay sử dụng các sản phẩm từ thiên nhiên như dầu dừa, tinh dầu bưởi, mật ong, ... thì việc đầu tư vào các sản phẩm dầu xả, dầu hấp cũng vô cùng quan trọng.
3.3. Dùng lược chải tóc phù hợp
Để chăm sóc tóc hư tổn và rụng nhiều thì bạn cũng nên thay lược chải tóc phù hợp. Nên sử dụng lược mái chèo để hạn chế tối đa số lượng tóc rụng mỗi lần chải, đồng tời giúp kích thích tuần hoàn máu tốt hơn, tránh tóc rối và gãy rụng.
3.4. Một số lưu ý khi chăm sóc tóc
-
Dùng dầu xả dưỡng tóc và hấp dầu thường xuyên.
-
Sử dụng các loại xịt dưỡng tóc có chứa Keratin đặc biệt là sau khi bạn thực hiện các phương pháp uốn tóc, duỗi tóc với dụng cụ nhiệt. Làm như vậy sẽ giúp hạn chế được những tác động xấu của các dụng cụ nhiệt lên tóc.
-
Hạn chế tối đa việc tẩy tóc và nhuộm tóc quá sáng màu vì chúng làm ảnh hưởng rất lớn đến độ sáng khỏe của tóc. Bạn nên nhuộm những màu tóc có màu gần với màu tóc tự nhiên để tránh làm tóc bị hư tổn và bị yếu.