(NĐ&ĐS) - Với người dân Hà Nội, thưởng thức kem Thủy Tạ ven Hồ Hoàn Kiếm không chỉ là thưởng thức một món ẩm thực ngon và lâu đời của Thủ đô mà còn là một nét đẹp văn hóa gắn liền với nhiều thế hệ người Tràng An.
Kem Thủy Tạ không chỉ là ẩm thực
Sau khi công tác giãn cách xã hội được nới lỏng, phố xá đã bớt thưa thớt hơn, dù chưa nhộn nhịp trở lại và người Hà Nội cũng bắt đầu đi tìm “những cảm xúc thân quen” sau bao ngày xa cách.Lượn một vòng hồ Gươm, ăn một que kem Thủy Tạ… chả biết từ bao giờ đã trở thành một thói quen khó bỏ của người Hà Nội. Và chỉ khi phải ở nhà suốt thời gian vừa qua, người Hà Nội mới chợt nhận ra rằng, chỉ khi xa cách, cảm giác thân quen đó mới thật sự trở nên rõ ràng. Nhìn những người đang xếp hàng theo đúng khoảng cách quy định để chờ mua cho mình cây kem chanh bạc hà mát lạnh, hay chiếc kem ốc quế ngậy hương vani, socola… và thả hồn tận hưởng bên hồ Gươm, mới cảm nhận được vẻ đẹp sâu lắng và thi vị của đất Tràng An.
Những tâm hồn yêu kem Thủy Tạ đã tới đây không chỉ mua cho mình một món quà vặt giải khát, mà còn để tìm lại những kỷ niệm đã gắn bó từ rất lâu, mỗi dịp dạo quanh Hồ Hoàn Kiếm và với thương hiệu kem ngon nổi tiếng lâu đời xứ Hà Thành.
Cầm trên tay những que kem yêu thích, chị Thu (36 tuổi, quận Hoàn Kiếm, HN) dắt con gái nhỏ tới ghế đá ven hồ để thưởng thức. “Món quà vặt này luôn không thể thiếu mỗi khi gia đình tôi đi dạo trên phố cổ. Hôm nay phải chờ lâu hơn bình thường để được mua kem, chúng tôi càng thêm háo hức và bồi hồi”, chị Thu cho biết.
Còn đối với Bà Phượng 61 tuổi, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội chia sẻ: kem Thủy Tạ không chỉ là một món ăn vặt mà nó đã đi vào văn hóa ẩm thực của người Hà Nội. Kem Thủy Tạ có từ trước khi tôi ra đời. Thủa nhỏ, tôi thường được bố mẹ thưởng cho ăn kem Thủy Tạ mỗi dịp được lên bờ Hồ chơi. Lớn hơn một chút, tôi cùng bạn bè đi tàu điện tới đây để thưởng thức kem mỗi khi hè về. Chính vì thế, kem Thủy Tạ mang theo nhiều ký ức, kỷ niệm của tôi trong suốt bao nhiêu năm gắn bó với mảnh đất này.
Trở thành biểu tượng và nét đẹp của Hà Nội
Ngược lại dòng thời gian, để trở về cái hồn cốt của Hà Nội, của người Tràng An… Hồ Hoàn Kiếm là trung tâm, là trái tim của 36 phố phường nhộn nhịp. Dù thời gian đã mang tới nhiều đổi thay và phát triển, nhưng với người dân thủ đô, Hồ Hoàn Kiếm và những nét đẹp văn hóa đi cùng vẫn luôn vững bền và mang tính biểu tượng. Đó cũng là lẽ mà cảm xúc bồi hồi khi cầm trên tay que Kem Thủy Tạ không chỉ của riêng ai, nhất là những người yêu mảnh đất nghìn năm văn hiến này.
Trải qua nhiều thăng trầm cùng đất nước, kem Thủy Tạ luôn nỗ lực bảo tồn nét văn hóa ẩm thực này của người Hà Nội với chất lượng và mẫu mã đa dạng, hệ thống phân phối cũng được mở rộng, không chỉ riêng một điểm bên hồ Gươm nữa mà đã vươn tới nhiều nơi, với mục tiêu mang “món quà ngon của người Hà Nội” này tới với nhiều người yêu kem, yêu nét văn hóa truyền thống Tràng An.
Với đôi mắt ánh lên vẻ rạng rỡ đầy hạnh phúc, chị Liên, nhân viên bán hàng của kem Thủy Tạ, không giấu được xúc động: “Nhìn dòng người xếp hàng dài mua kem, tôi cảm thấy giống như bản thân mình đang góp phần lưu giữ và phát triển văn hóa ẩm thực, món quà tinh thần cho người Tràng An vậy”.
Quả vậy, mỗi khi thưởng thức kem Thủy Tạ, mọi giác quan đều được đánh thức. Từ mùi hương thơm cốm, vị béo ngậy của ly kem cốm hay vị the mát bạc hà xen lẫn hương chanh của que kem chanh bạc hà, đã khiến nhiều người luôn nhớ đến mỗi khi nói chuyện về ẩm thực của Hà Nội. Và từ đó, âm thầm và lặng lẽ, kem Thủy Tạ đã không còn chỉ là một que kem mà đã trở thành món quà tinh thần, thành biểu tượng và nét đẹp văn hóa của người Tràng An.
Những ngày nghỉ Lễ dịp 30/4-1/5 này, bờ hồ Hoàn Kiếm và Kem Thủy Tạ chính là điểm đến không thể bỏ qua của những ai đến với Thủ đô Hà Nội.
Ánh sáng tự nhiên và hoạt động thể chất đóng vai trò quan trọng đối với tình trạng sức khỏe của mắt. Thế nhưng, với trẻ sống ở thành phố, sau thời gian học ở trường, chỉ chủ yếu ở trong nhà, xem tivi, sử dụng điện thoại thông minh quá nhiều, hạn chế tiếp xúc với không gian, ánh sáng bên ngoài khiến thị lực bị ảnh hưởng.
Lễ hội Sen Hà Nội 2024 nhằm quảng bá, tôn vinh những nét đẹp, giá trị văn hoá của Thăng Long Hà Nội, của vùng đất Tây Hồ, của “Sen” - loài hoa tượng trưng cho khí phách, bản sắc tâm hồn Việt. Thông qua Lễ hội, giới thiệu những giá trị độc đáo của nghề “ướp trà sen” cũng như những nét đặc trưng riêng có của văn hoá sen trong đời sống người Việt.
Với những diễn biến có phần phức tạp và nguy hiểm của bệnh bạch hầu khiến người dân lo lắng, ngành y tế TP.HCM cũng đã triển khai nhiều biện pháp để đảm bảm an toàn sức khoẻ cộng đồng.
Với tinh thần tương thân tương ái, “lá lành đùm lá rách”, chương trình "Chiếc ô cho em" đã hỗ trợ tặng đồ dùng học tập như cặp học sinh, tập vở, dụng cụ học tập cho 1000 em học sinh tại 04 Trường học trên địa bàn huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước.
Phòng GD&ĐT quận Ba Đình đã phối hợp với các trường tiểu học trên địa bàn tổ chức các buổi tập huấn bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa (SGK) lớp 5 năm học 2024-2025.
Từ khi còn là sinh viên đến nay, anh Phạm Thiên Hoàng Duy (sinh năm 1993, tại phường Ngọc Hiệp, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) đã có 70 lần hiến máu tình nguyện. Nhiều lần trong số đó là hiến máu trong tình huống người bệnh cần khẩn cấp.
Nằm trong khuôn khổ các hoạt động tổ chức Chương trình Hành trình đỏ lần thứ 9 năm 2024, sáng 09/7, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện tỉnh Bắc Kạn tổ chức diễu hành tuyên truyền với chủ đề "Hành trình đỏ - Kết nối dòng máu Việt”.
Hiện việc xây dựng các đập lớn trên lưu vực sông Hồng đang dẫn đến nguy cơ biến đổi môi trường từ lắng đọng trầm tích ở vùng hạ lưu, tác động không nhỏ đến môi trường...
Chiều 8/7, Bộ Y tế cho biết, theo thông tin từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, trên địa bàn tỉnh Nghệ An (huyện Kỳ Sơn) đã ghi nhận trường hợp bệnh nhân tử vong do bệnh bạch hầu và trường hợp mắc bệnh tại tỉnh Bắc Giang (huyện Hiệp Hòa) có tiếp xúc gần với trường hợp tử vong nêu trên.