Chương trình do Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn phối hợp với Hội Người Giáo dục bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) Việt Nam tổ chức. Điểm nhấn của Hội trại là “Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, người bệnh đái tháo đường hậu Covid ”.
Tham dự Hội thảo có TS.BS Đỗ Đình Tùng- Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật cao và Tiêu hóa Hà Nội; PGS.TS Nguyễn Văn Thông – CT Hội đột quỵ, Nguyên giám đốc TT đột quỵ BV108, TS.BS Nguyễn Thúy Hằng – TK Khám bệnh, bệnh viện Xanh Pôn, Ths.BSCKII Vũ Chi Mai –Trung tâm KTC, bệnh viện Xanh Pôn, Ths.BS Trần Minh Anh, bệnh viện Xanh Pôn… cùng các y bác sĩ của nhiều đơn vị, cơ sở y tế trên địa bàn Hà Nội và rất đông bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ)
Tại hội thảo, các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nội tiết, ĐTĐ đã cập nhật kiến thức y tế mới nhất trong phòng chống, điều trị bệnh ĐTĐ để giúp người bệnh hiểu rõ hơn về cách chăm sóc và kiểm soát bệnh và tránh các biến chứng. Việc “Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, người bệnh đái tháo đường hậu Covid” mang đến một cơ hội để mang lại sự thay đổi có ý nghĩa cho hơn 460 triệu người đang sống chung với bệnh đái tháo đường và hàng triệu người khác có nguy cơ mắc bệnh sau đại dich.
Tại Việt Nam, tỷ lệ người mắc bệnh đái tháo đường đang gia tăng nhanh chóng. Bệnh không chỉ xuất hiện ở các thành phố lớn mà xuất hiện ở hầu khắp các tỉnh từ miền núi đến trung du, đồng bằng. Theo thống kê của Bộ Y tế, bệnh đái tháo đường thực sự là "kẻ giết người thầm lặng" do nhiều bệnh nhân được chẩn đoán muộn. Hiện Việt Nam có khoảng gần 6,1 triệu người bị tiền đái tháo đường và 2/3 số này (chiếm 70%) sẽ chuyển thành đái tháo đường với nguy cơ tử vong cao.
Thống kê cho thấy hơn 55% bệnh nhân đái tháo đường tại Việt Nam có biến chứng, trong đó 34% là biến chứng về tim mạch; 39,5 có biến chứng về mắt và biến chứng về thần kinh; 24% biến chứng về thận. Bệnh nhân đái tháo đường bị biến chứng không chỉ làm gia tăng chi phí y tế mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống. Vì vậy phải kiểm soát đường trong máu thật tốt, ngăn ngừa biến chứng.
Chủ đề của Ngày Đái tháo đường Thế giới năm nay là “Tiếp cận chăm sóc bệnh Đái tháo đường”. 100 năm sau khi phát hiện ra insulin, hàng triệu người mắc bệnh đái tháo đường trên khắp thế giới không thể tiếp cận dịch vụ chăm sóc mà họ cần. Những người mắc bệnh tiểu đường cần được chăm sóc và hỗ trợ liên tục để kiểm soát bệnh và tránh các biến chứng. Việc “Tiếp cận chăm sóc bệnh Đái tháo đường” mang đến một cơ hội để mang lại sự thay đổi có ý nghĩa cho hơn 460 triệu người đang sống chung với bệnh đái tháo đường và hàng triệu người khác có nguy cơ mắc bệnh.
Với mong muốn tất cả người bệnh đái tháo đường đều được tiếp cận với việc chăm sóc bệnh đái tháo đường, nhằm mục đích kiểm soát đường huyết ngăn ngừa biến chứng, sống khỏe với bệnh ĐTĐ hướng đến đẩy lùi bệnh đái tháo đường khỏi cộng đồng, xây dựng cho người mắc ĐTĐ có một sân chơi bổ ích và ý nghĩa, đồng thời tất cả người bệnh đái tháo đường có một ngày hội được hướng dẫn về bệnh, chăm sóc sức khỏe đái tháo đường, Hội người Giáo dục bệnh Đái tháo đường Việt Nam, Tạp chí Đái tháo đường tổ chức chuỗi chương trình “Hội trại chăm sóc bệnh Đái tháo đường năm 2022” với chủ đề: “Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, người bệnh đái tháo đường hậu Covid”
Chương trình sẽ chăm sóc sức khỏe bệnh đái tháo đường cho 1500 người bệnh mắc đái tháo đường, hướng dẫn cho người bệnh và người nhà của người bệnh tự chăm sóc tại nhà. Cập nhật kiến thức về nội tiết, đái tháo đường của các chuyên gia đầu ngành đến với người bệnh. Tư vấn về dinh dưỡng chung và dinh dưỡng cho người bệnh đái tháo đường để sống khỏe cùng bệnh đái tháo đường.
Tại Hội trại ĐTĐ năm 2022, ngoài việc được phổ biến kiến thức về bệnh ĐTĐ, những người bệnh ĐTĐ tham dự hội trại còn được khám, tư vấn miễn phí như thử đường máu, phát hiện sớm biến chứng ĐTĐ, tư vấn chế độ ăn uống, luyện tập, phát hiện biến chứng mắt, mạch máu, thần kinh … Chỉ trong buổi sáng hai ngày hàng nghìn người đã được khám, tư vấn về bệnh ĐTĐ.
Một số hình ảnh tại Hội trại:
PV