Hà Nội: Số ca nhiễm Adenovirus tiếp tục gia tăng, thêm gần 1.000 ca sau một tuần

Nguyễn Diệp Linh
Theo số liệu của Bệnh viện Nhi Trung ương, từ đầu năm đến nay, Hà Nội đã ghi nhận 2.770 trường hợp dương tính với adenovirus. Đáng chú ý, 830 trường hợp trong số này được xác định vào tuần qua.

Các bệnh nhân được phân bố tại toàn bộ 30/30 quận, huyện, thị xã. Một số quận, huyện ghi nhận số ca nhiễm cao như Hà Đông (226), Hoàng Mai (224), Nam Từ Liêm (223), Đống Đa (208), Long Biên (206).

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Hà Nội nhận định thời tiết Hà Nội đang bước vào thời điểm giao mùa thu - đông. Đây là điều kiện thuận lợi để adenovirus lây lan và phát triển. Cơ quan này dự báo số ca nhiễm adenovirus có thể sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới.

quoctoan7-zing-1666228230.jpgCác bệnh nhi được chăm sóc tại bệnh viện trên địa bàn Hà Nội do nhiễm adenovirus. Ảnh: Zing

TS.BS Đặng Thị Thúy, Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cảnh báo: Khi trẻ có biểu hiện sốt cao, đau họng, soi họng thấy có 2 amidal sưng to, kèm kết mạc mắt đỏ, ho… nhất là ở trong vùng có nhiều người đang mắc Adenovirus thì khả năng cao trẻ mắc Adenovirus. Lúc này, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để làm xét nghiệm khẳng định xem trẻ có nhiễm Adenovirus hay không để có biện pháp điều trị kịp thời.

TS.BS Đặng Thị Thúy cũng cho biết, do Adenovirus có nhiều tuýp, mỗi tuýp lại có thể gây bệnh ở vài cơ quan nên các biểu hiện của người mắc Adenovirus cũng rất đa dạng. Cụ thể người bệnh có thể có những biểu hiện như:

- Sốt: Người bệnh có thể sốt cao, kéo dài 5 - 10 ngày.

- Biểu hiện về hô hấp: Ho, hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, đau họng.

- Biểu hiện tại mắt: Mắt đỏ, chảy nước mắt, tiết nhiều nghèn, mắt ngứa, cộm, mi mắt sưng nề.

- Biểu hiện tiêu hóa: Tiêu chảy, đau quặn bụng.

Theo đó, thông thường người nhiễm Adenovirus ở thể nhẹ, có thể chăm sóc và điều trị tại nhà. Tuy nhiên với một số trường hợp có dấu hiệu trở nặng, cần phải được nhập viện càng sớm càng tốt để điều trị kịp thời.

Với dịch bệnh tay chân miệng, trong tuần qua, Hà Nội ghi nhận thêm 30 trường hợp mắc, giảm 7 trường hợp so với tuần trước đó. Cộng dồn năm 2022, thành phố đã có tổng cộng 1.520 ca, tăng gấp 7,4 lần so với cùng kỳ năm 2021.

Các dịch bệnh khác như sởi, ho gà, não mô cầu không có thêm ca mắc mới trong tuần qua tại Hà Nội.

So với cùng kỳ năm ngoái, số ca mắc các bệnh lý kể trên đều có xu hướng giảm hoặc tương đương.

Liên quan một bệnh truyền nhiễm khác đang được quan tâm thời gian gần đây là đậu mùa khỉ, CDC Hà Nội thông tin đến nay, Việt Nam đã ghi nhận hai trường hợp mắc tại TP.HCM.

Sáng sớm 20/10, Sở Y tế TP.HCM cho biết, theo thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, trường hợp nghi mắc đậu mùa khỉ thứ hai tại TP.HCM đã có kết quả PCR dương tính.

Như vậy, đây là trường hợp đậu mùa khỉ thứ hai đã được phát hiện ngay khi nhập cảnh tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất nhờ hệ thống giám sát chủ động của ngành y tế. Người bệnh đã được nhân viên kiểm dịch y tế tiếp cận ngay khi vừa xuống máy bay và đưa về bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM cách ly để được chẩn đoán và điều trị.

Trường hợp mắc đậu mùa khỉ thứ hai này là một phụ nữ 38 tuổi, thường trú tại tỉnh Tuyên Quang, đi du lịch tại Dubai trong khoảng thời gian từ ngày 29/9 đến 18/10/222. Bệnh nhân bắt đầu có các triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ từ ngày 11/10/2022 với sốt kèm mệt mỏi, buồn nồn và xuất hiện các mụn mủ rải rác trên cơ thể.

Người bệnh này và người bệnh mắc đậu mùa khỉ đầu tiên (nay đã khỏi bệnh) đã có thời gian ở cùng nhà và sinh hoạt chung và khi biết người bạn có các triệu chứng tương tự, người mắc đậu mừa khỉ đầu tiên đã kịp thời thông báo cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) biết để hỗ trợ cách ly chẩn đoán và điều trị.

Với dịch bệnh tay chân miệng, trong tuần qua, Hà Nội ghi nhận thêm 30 trường hợp mắc, giảm 7 trường hợp so với tuần trước đó. Cộng dồn năm 2022, thành phố đã có tổng cộng 1.520 ca, tăng gấp 7,4 lần so với cùng kỳ năm 2021.

Các dịch bệnh khác như sởi, ho gà, não mô cầu không có thêm ca mắc mới trong tuần qua tại Hà Nội.

So với cùng kỳ năm ngoái, số ca mắc các bệnh lý kể trên đều có xu hướng giảm hoặc tương đương.

Hạnh (T/h)