Để có được kết quả phấn khởi trên, trước hết, các cấp Hội thuộc tỉnh Ninh Thuận đã xác định công tác tuyên truyền, vận động hiến máu tình nguyện là một hoạt động xã hội, hành động nhân ái, nghĩa cử cao đẹp phù hợp với truyền thống nhân đạo của dân tộc Việt Nam và mang tính nhân văn sâu sắc. Đội ngũ cán bộ, tình nguyện viên Hội chữ thập đỏ các cấp làm công tác chỉ đạo, tuyên truyền, vận động hiến máu tình nguyện không chỉ có lòng nhiệt tình, tâm huyết, tinh thần trách nhiệm cao, bền bỉ và kiên trì, mà đã luôn tự trau dồi, trang bị những kiến thức chuyên môn về máu, an toàn truyền máu, nhằm xóa đi nhận thức sai lệch của một bộ phận trong xã hội chưa hiểu được tầm quan trọng của việc hiến máu và sợ ảnh hưởng đến sức khỏe sau khi cho máu, sợ lây bệnh...
Tuy nhiên, phong trào vận động hiến máu còn gặp nhiều khó khăn, do nhận thức của một bộ phận người dân về hoạt động hiến máu tình nguyện vẫn hạn chế; sự quan tâm, vào cuộc của các nhà quản lý một số cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, địa phương chưa thật sự thiết thực, vì vậy chưa động viên được người hiến máu cũng như chưa thúc đẩy được phong trào.
Để phong trào hiến máu tình nguyện được lan tỏa, triển khai hiệu quả ngay từ những ngày đầu năm, đồng thời giải quyết khó khăn trên, Hội Chữ thập đỏ các cấp cần chủ động tham mưu triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm duy trì và phát triển phong trào hiến máu tình nguyện:
Tổ chức các chương trình hiến máu quy mô nhỏ, duy trì điểm hiến máu thường trực tại Khoa Huyết học truyền máu – Bệnh viện tỉnh Ninh Thuận, phát triển các Đội hiến máu cấp cứu, “ngân hàng máu sống” dự bị,…
Tiếp tục tổ chức nhiều các sự kiện, các chiến dịch vận động hiến máu, trong đó có chiến dịch vận động hiến máu quan trọng, được tổ chức sôi nổi ở các địa phương trong tỉnh. “Lễ hội Xuân hồng”, Hành trình đỏ, Chiến dịch "Những giọt máu hồng hè" ,“Ngày Chữ thập đỏ và Trăng Lưỡi liềm đỏ quốc tế”; tổ chức hiến máu tình nguyện hưởng ứng Tháng hành động “Vì nạn nhân chất độc da cam”…
Chủ động tham mưu, xây dựng kế hoạch, triển khai kịp thời công tác hiến máu tình nguyện hàng năm; phối hợp với Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện các huyện-thành Hội, cơ quan, ban ngành trong tỉnh và cơ quan thông tin truyền thông tổ chức tập huấn về công tác tuyên truyền, vận động hiến máu tình nguyện cho đội ngũ thành viên Ban Chỉ đạo, câu lạc bộ, cộng tác viên tuyên truyền hiến máu tình nguyện đã tạo sự chuyển biến trong nhận thức, thu hút được đông đảo đối tượng tham gia.
Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, vận động trong Ban Chỉ đạo, các cơ quan là thành viên Ban Chỉ đạo, trong cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên, người lao động, các tầng lớp Nhân dân tạo sự nhận thức và tham gia hiến máu tình nguyện hàng năm.
Tổ chức tổng kết công tác hiến máu tình nguyện hàng năm; kịp thời xét đề nghị các cấp khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác vận động và tham gia hiến máu tình nguyện.
Cần sớm đề xuất các chính sách hỗ trợ phù hợp cho người tham gia hiến máu cũng như tăng cường điều kiện vật chất, kỹ thuật thuận lợi nhất cho công tác hiến máu tình nguyện.
Quá trình tổ chức hiến máu, phối hợp các ngành thực hiện nghiêm quy định, điều chỉnh quy mô và bố trí thời gian hợp lý cho người tham gia hiến máu bảo đảm không tập trung quá đông người một thời điểm. Ngoài ra, vận động, huy động nguồn lực để hỗ trợ người tham gia hiến máu như khẩu trang, dung dịch rửa tay; lồng ghép tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại các điểm hiến máu”.
Phối hợp với Báo, Đài tỉnh xây dựng nhiều tin, bài tuyên truyền tới cán bộ, chiến sĩ, lực lượng vũ trang, công chức, viên chức, đoàn viên hội viên, cao nhân thức của các tầng lớp Nhân dân về tính nhân văn, nhân đạo, vai trò, ý nghĩa cao đẹp của việc hiến máu; tác dụng của việc hiến máu không chỉ góp phần cứu sống người bệnh với thông điệp “Hiến máu cứu người, một nghĩa cử cao đẹp" mà còn có lợi cho sức khỏe của người hiến máu
Cùng với công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng và hệ thống truyền thanh đến tận các làng,xã, thôn,...tuyên truyền trực quan bằng pa nô, áp phích,...ngay trong Ngày hội hiến máu, các tình nguyện viên Chữ thập đỏ trực tiếp trao đổi những thông tin về hiến máu giúp cho mọi người, nhất là những người tham gia hiến máu lần đầu không còn cảm giác lo lắng khi tham gia hiến máu. Qua đó, phong trào hiến máu tình nguyện được lan tỏa tới tất cả các xã, các cơ quan, ban, ngành, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn với sự tham gia hưởng ứng tích cực của cán bộ, công chức, viên chức, chiến sĩ lực lượng vũ trang và các tầng lớp Nhân dân.
Khẳng định công tác hiến máu tình nguyện đóng góp quan trọng cho nhu cầu khám chữa bệnh của người dân, tổ chức các chiến dịch truyền thông vận động hiến máu tình nguyện bằng các hình thức, phương tiện phù hợp và theo đúng quy định. Các cơ quan chuyên môn như Sở Y tế, Bệnh viện Ninh Thuận, tổ chức các Hội thảo hoặc tập huấn về an toàn truyền máu nhằm đưa ra các giải pháp tối ưu để phát huy tối đa hiệu quả sử dụng các chế phẩm của máu, rút ngắn quy trình tiếp nhận máu theo đúng quy chế truyền máu của Bộ Y tế đề ra
Thường trực Ban Chỉ đạo cần làm tốt công tác dự báo nhu cầu, trên sơ sở dữ liệu của những năm trước, nhằm đề ra kế hoạch vận động máu phù hợp, chủ động nguồn dự trữ cho ngân hàng máu; đưa vào sử dụng thống nhất phần mềm chung hỗ trợ cho công tác tra cứu thông tin về người tham gia hiến máu tình nguyện.
Đoàn Thanh niên Ngành Điện lực tham gia Hiến máu tình nguyện
Để phong trào hiến máu tình nguyện ngày càng lan tỏa trong cộng đồng, nhằm tạo dựng nét đẹp văn hóa hiến máu cứu người “Mỗi giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại”, phát huy đạo lý “Thương người như thể thương thân” của người Việt Nam, hãy chia sẻ mỗi giọt máu, một tấm lòng để cứu người, cứu giúp những bệnh nhân có cơ hội được sống hoặc kéo dài sự sống bằng chính giọt máu quý báu của chúng ta.