Từ 22 giờ đến 23 giờ là thời gian để da bảo trì, tái tạo. Nếu thức khuya, các tuyến nội tiết sẽ không thể làm việc hiệu quả, gây ra rối loạn hệ thần kinh và dẫn tới tình trạng khô da, da xỉn màu, thâm sạm, mụn trứng cá, xuất hiện nếp nhăn.
Thừa cân, béo phì
Khi ngủ, cơ thể sẽ tiết ra một chất gọi là leptin giúp cơ thể gầy đi. Nếu không ngủ đủ thời gian, bạn sẽ bỏ lỡ cơ hội gầy đi này. Lâu ngày, cơ thể tích thêm nhiều mỡ, không thể đào thải ra khỏi cơ thể.
Giảm trí nhớ
Khi thức khuya, hệ thần kinh giao cảm sẽ duy trì trạng thái hưng phấn cả đêm và khiến bạn rơi vào tình trạng mệt mỏi vào ngày hôm sau. Lúc này bạn sẽ có cảm giác chóng mặt, giảm trí nhớ, thiếu tập trung.
Thức khuya thời gian dài có thể dẫn đến mất ngủ, suy nhược thần kinh.
Bệnh tim
Những người thức đêm thường dễ nóng nảy, tính khí thất thường. Thức khuya còn làm nội tạng không hoạt động đúng theo đồng hồ sinh học, không thể điều chỉnh nhịp tim kịp thời gây ra nguy cơ mắc bệnh tim mạch, huyết áp...
Bệnh gan
Từ 11h đêm đến 3h sáng là thời gian cao điểm để gan làm việc, bài tiết độc tố. Nếu cơ thể không được nghỉ ngơi trong thời gian này, gan sẽ không thể phục hồi, sửa chữa những tế bào hỏng. Nếu gan bị tổn thương sẽ làm hại sức khỏe tổng thể.
Bệnh dạ dày
Trung bình 2-3 ngày tế bào biểu mô dạ dày lại lặp lại quá trình cập nhật, tái thiết. Hoạt động này thường diễn ra vào ban đêm. Thức khuya và ăn đêm sẽ tạo thêm gánh nặng cho đường tiêu hóa.
Dạ dày làm việc nhiều và không có đủ thời gian nghỉ ngơi, tái tạo quá trình chuyển hóa thức ăn trong dạ dày bị đình trệ, sẽ sinh ra bệnh.
Thời gian thích hợp để đi ngủ
Thời gian thích hợp nhất để lên giường đi ngủ là 21-22 giờ tối. Nguyên nhân là cơ thể cần được thư giãn trước khi bắt đầu vào giấc ngủ say sau 1-2 tiếng.
Trong khi ngủ, các cơ quan nội tạng sẽ bắt đầu làm nhiệm vụ.
Từ 21-22 giờ: hệ miễn dịch thải độc.
Từ 23-1 giờ sáng: thời gian gan thải độc.
Từ 1-3 giờ: túi mật thải độc.
Từ 3-5 giờ sáng: phổi thải độc.
Từ 5-7 giờ sáng: đại tràng thải độc.
Từ nửa đêm đến 4 giờ sáng: Tủy sống sản xuất máu.