Đầu tư vào đâu khi vàng nhảy múa, lãi suất tiết kiệm sụt giảm?

Tạp Chí Nhân Đạo
(NĐ&ĐS) - Trước những diễn biến phức tạp của Covid-19, một số kênh đầu tư truyền thống của các nhà đầu tư nhỏ lẻ như gửi tiết kiệm ngân hàng, đầu tư vàng đang mất dần sức hấp dẫn.

Đầu tư truyền thống không còn hấp dẫn

anh1

Thị trường tài chính có nhiều biến động bởi tác động của Covid - 19 đã khiến hệ thống ngân hàng buộc phải giảm lãi suất huy động về ngưỡng thấp nhất trong lịch sử. Theo đó, tổng thể trong năm 2020 lãi suất tại các đơn vị tín dụng trung bình đều giảm từ 1,5 – 3%/năm ở tất cả các kỳ hạn.

Chuyên gia tài chính TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, gửi tiết kiệm ngân hàng mặc dù có độ an toàn cao nhưng so với tỷ lệ lạm phát, lãi suất ngân hàng chưa đáp ứng được mong muốn của nhà đầu tư.

Đối với kênh đầu tư vàng, mặc dù năm 2020 chứng kiến mức tăng trưởng kỷ lục của vàng với mức tăng 23%, nhưng các chuyên gia tài chính vẫn khuyến cáo nhà đầu tư cần cẩn trọng để tránh rơi vào trường hợp lướt “sóng vàng ảo”.

Thực tế, trong cùng một ngày, giá vàng mua vào luôn thấp hơn giá bán ra, sự chênh lệch này có thể lên tới 6-7%. Đối với một số nhà đầu tư mua vàng dưới dạng trang sức sẽ mất thêm một khoản chi phí về tiền nhân công. Hoặc nhà đầu tư bán vàng qua sử dụng sẽ bị tính thêm một khoản khấu trừ để đánh giá độ tinh khiết của vàng. Do đó, mặc dù giá vàng tăng vọt nhưng biên độ lợi nhuận bị thu hẹp bởi những khoản chi phí này.

Ngoài ra, giá vàng còn bị ảnh hưởng bởi những biến động liên quan tới chính trị, khủng hoảng kinh tế, giá tiêu dùng, xăng dầu....Một số trường hợp sẽ tạo nên “sóng vàng” tăng đột biến rồi đột ngột giảm mạnh do sự can thiệp Chính Phủ mạnh tay bình ổn thị trường. Đối với những nhà đầu tư không chuyên rất dễ bị “hớ” ôm vàng lúc “đỉnh sóng vàng”.

Đầu tư thông minh giữa thị trường kinh tế biến động

anh2

Bên cạnh các kênh đầu tư truyền thống như vàng hay gửi tiết kiệm ngân hàng, vài năm gần đây, sự phát triển của công nghệ đã mang đến cho nhà đầu tư nhiều lựa chọn mới. Trong đó, công nghệ tài chính 4.0 - P2P Lending (cho vay ngang hàng) đang được nhiều nhà đầu tư cá nhân chú ý đặc biệt bởi nhiều lý do: có thể bắt đầu đầu tư với số vốn nhỏ chỉ vài triệu đồng, biên độ lợi nhuận ổn định ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài và tính thanh khoản cao.

Tuy nhiên, theo chị Mai Thu Hương, một nhà đầu tư tại Hà Nội, để đầu tư an toàn trên P2P Lending cũng cần nắm vững một số nguyên tắc nhất định. Ví dụ, nhà đầu tư nên quan tâm đến các sàn P2P có mức lãi suất trung bình từ 14-17%/năm - đây là lãi suất huy động hợp lý theo pháp luật và đảm bảo vận hành ổn định cho doanh nghiệp P2P hợp pháp.

Mức lãi suất này vẫn cao gấp 2-3 lần hình thức tiết kiệm hiện tại và thông thường với các kỳ hạn đầu tư khá ngắn từ 10 ngày tới 90 ngày trên P2P, nhà đầu tư có thể liên tục tái đầu tư tạo lợi nhuận kép hấp dẫn. Tiếp đó, nên tìm hiểu các doanh nghiệp P2P có khả năng kiểm soát và thẩm định thông tin về đối tượng cần vay vốn một cách tối ưu.

“Một số sàn P2P Lending đặt mục tiêu rất rõ ràng: chỉ cho vay đối với doanh nghiệp có lịch sử tín dụng tin cậy”, chị Hương nhận định. Dẫn ví dụ về VNVON.COM – một sàn P2P chỉ kết nối cho vay đối với doanh nghiệp được cấp phép, chị Hương cho hay điều này giúp nhà đầu tư có thể giảm thiểu rủi ro trong việc bảo toàn nguồn vốn của mình.

Về phía doanh nghiệp P2P Lending, đại diện sàn giao dịch đầu tư VNVON.COM cho biết, P2P Lending hoạt động bởi hệ Blockchain - công nghệ bảo mật tân tiến bậc nhất thế giới hiện nay, giúp các khoản đầu tư trên sàn được bảo đảm an toàn, chống lại sự tấn công của tin tặc (hacker).

“Đây là một hình thức đầu tư thông minh, chỉ với 1 chiếc điện thoại được kết nối Internet, nhà đầu tư trên khắp vùng miền cả nước dễ dàng tham gia đầu tư trên ứng dụng VNVON.COM với số vốn nhỏ chỉ từ 10 triệu đồng”, đại điện VNVON nói.

Được biết, trong năm 2020 quy mô nền kinh tế Việt Nam đạt khoảng 343 tỷ USD, đứng trong top 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới và đứng thứ tư ASEAN. Kinh tế vĩ mô Việt Nam ngày càng vững chắc, thu nhập bình quân trên đầu người ngày càng được cải thiện, nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư ngày càng lớn.

Thêm nữa, theo báo cáo của VNNETWORK, trong năm 2020 Việt Nam có 70% dân số đang sử dụng internet, trung bình người Việt online hơn 6 giờ 30 phút/ngày. Đây là điều kiện thuận lợi giúp Fintech trong đó có P2P Lending phát triển, ngày càng mở rộng trong cộng đồng dân cư.