Chuyên gia Mỹ chỉ cách kiểm tra bệnh tuyến giáp tại nhà với cốc nước lọc

Lương Quốc Đăng
Theo thống kê, phụ nữ có tỷ lệ mắc bệnh tuyến giáp cao hơn nam giới. Đa phần, phụ nữ bị bệnh này đều ở dạng lành tính. Do đó, chỉ cần phát hiện và đi điều trị ngay thì hầu như không gây nguy hiểm tới tính mạng. Có rất nhiều người dù bị ung thư tuyến giáp nhưng sau khi điều trị vẫn sống cuộc sống khỏe mạnh như người bình thường. 

Để biết tuyến giáp của mình có khỏe hay không, mọi người có thể áp dụng phương pháp kiểm tra tuyến giáp tại nhà bằng cốc nước. Đây là cách làm nhanh, không tốn nhiều thời gian, công sức mà cho kết quả tương đối chính xác.

Bệnh tuyến giáp rất hay gặp ở phụ nữ. Ảnh minh họa

Cách kiểm tra bệnh tuyến giáp tại nhà chỉ bằng 1 cốc nước

Theo báo cáo năm 2017 của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ cho biết: Việc sờ nắn cổ hoàn toàn có thể phát hiện ra các nốt tuyến giáp. Cơ quan này cũng đưa ra phương pháp kiểm tra bệnh tuyến giáp nhờ vào 1 cốc nước. Cụ thể như sau:

  • Bước 1: Đứng trước gương

Đầu tiên, bạn đứng trước gương để có thể nhìn thấy cổ của chính mình. Các bạn nên nhớ là loại bỏ hết khăng quảng, cà vạt, trang sức… để có thể nhìn thấy toàn bộ cổ.

  • Bước 2: Ngẩng cổ

Lúc này, bạn nhẹ nhàng ngẩng cổ lên trên, mở rộng phần cổ hết mức và hơi hướng cằm lên trần nhà để có thể quan sát được toàn bộ cổ.

  • Bước 3: Uống 1 ngụm nước

Ở bước này, bạn uống 1 ngụm nước và nuốt. Việc di chuyển vị trí của thanh quản giúp bạn có thể nhìn rõ hình dạng của tuyến giáp. Nhờ đó có thể phát hiện điểm bất thường.

Tuyến giáp chính là một cơ quan nhỏ có hình con bướm ở dưới cổ. Nó ở ngay trên xương đòn và dưới thanh quản.

  • Bước 4: Nhìn cổ khi nuốt nước

Khi bạn nuốt ngụm nước thì nhớ để ý kĩ xem có thấy khối u hay thứ gì lồi lên ở cổ không. Tốt nhất, bạn nên lặp lại hành động này nhiều lần để kiểm tra kĩ.

Nếu thấy có xuất hiện một vết sưng hình tròn thì đó có thể là nốt tuyến giáp. Bạn có thể sờ thấy nó di chuyển cùng với tuyến giáp khi bạn nuốt nước. Bạn có thể nhìn thấy bướu cổ ở 1 bên của tuyến giáp nhưng đôi khi bạn cũng có thể thấy ở cả 2 bên.

  • Bước 5: Kiểm tra bằng tay

Lúc này, bạn nhẹ nhàng chạm vào xung quanh tuyến giáp và sờ nắn xem có thấy thứ gì lồi ra không.

  • Bước 6: Đi bệnh viện kiểm tra

Nếu bạn sờ thấy cục u lồi ra thì nên đi kiểm tra càng sớm càng tốt. Ung thư tuyến giáp chỉ được phát hiện khi bạn siêu âm và xét nghiệm hormone hoặc chụp CT mà thôi. Tuy nhiên, không phải cứ có khối u là bạn sẽ bị ung thư. Nếu thấy có khối u thì chắc chắn tuyến giáp của bạn có vấn đề rồi. Vì vậy, bạn cần tới bệnh viện gặp bác sĩ để kiểm tra kĩ hơn.

Cách kiểm tra bệnh tuyến giáp bằng cốc nước. Ảnh minh họa

Khi bị ung thư tuyến giáp có dấu hiệu gì?

Triệu chứng ung thư tuyến giáp thường rất dễ nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe thông thường. Do đó, chị em cần hết sức chú ý. Khi có dấu hiệu nhớ đi viện ngay.

Dấu hiệu ung thư tuyến giáp

Khi bị ung thư tuyến giáp, người bệnh sẽ có biểu hiện:

  • Xuất hiện bướu cổ hoặc bị sưng cổ
  • Gặp hội chứng viêm cánh tay hoặc đau cơ khớp
  • Tóc và da bị suy yếu
  • Chu kì kinh nguyệt không đều
  • Giảm ham muốn
  • Thay đổi cholesterol
  • Đường ruột có vấn đề, dễ bị rối loạn tiêu hóa
  • Bị cao huyết áp
  • Hay thấy mệt mỏi, bị trầm cảm và lo âu
  • Cân nặng thay đổi bất thường

Triệu chứng ung thư tuyến giáp đa dạng. Ảnh minh họa

Ung thư tuyến giáp kiêng ăn gì?

Theo các chuyên gia, khi bị ung thư tuyến giáp thì nên kiêng một số thực phẩm sau:

  • Chế phẩm từ đậu nành: Trong đậu nành có chứa isoflavone. Chất này ảnh hưởng tới chức năng sản xuất hormone của tuyến giáp. Vì thế, người bị u tuyến giáp nên hạn chế đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành.
  • Thực phẩm chế biến sẵn: Trong thực phẩm này có chứa nhiều chất phụ gia và các calo xấu, không tốt cho u tuyến giáp.
  • Nội tạng động vật: Các loại động vật như tim, gan, lòng... là món ăn 'khoái khẩu' của nhiều người. Tuy nhiên, trong thực phẩm này có chứa axit lipoic ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất hormone tuyến giáp.
  • Thực phẩm chứa gluten: Nhóm thực phẩm này gồm lúa mạch, lúa mì... có thể là tác nhân làm tăng nguy cơ bị bệnh suy giáp, cường giáp.
  • Chất xơ: Đây là chất rất cần thiết với quá trình tiêu hóa. Tuy nhiên, nó cản trở sự hấp thụ thuốc, ảnh hưởng tới việc điều trị bệnh. Vì vậy, bệnh nhân u tuyến giáp nên ăn lượng chất xơ vừa phải.
  • Đường và chất tạo ngọt: Người bệnh tuyến giáp thường bị suy giảm chức năng chuyển hóa đường thành năng lượng, gây tăng cân và ảnh hưởng tới hoạt động của tuyến giáp.
  • Chất kích thích: Người bị tuyến giáp phải tuyệt đối kiêng dùng rượu bia, đồ uống có ga hoặc chất kích thích. Chúng làm rối loạn hoạt động của tuyến giáp và giảm khả năng hấp thụ thuốc điều trị.
  • Các loại rau họ cải: Người bị tuyến giáp cần hạn chế ăn bắp cải, cải bẹ, cải thìa... Lý do là vì rau họ cải có chứa chất làm giảm sự hấp thụ của tuyến giáp, nhất là khi ăn sống.

Lương Quốc Đăng