Trong các trường hợp “miệng nôn trôn tháo”, người ta thường cho đó là dấu hiệu của ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, cần lưu ý phân biệt các dấu hiệu đau bụng để nắm được triệu chứng của nhiều bệnh khác.
Đau bụng do ngộ độc
Thông thường khi bị ngộ độc, bệnh nhân thường có biểu hiện đau bụng quặn từng cơn kèm tiêu chảy. Cơn đau có thể dịu đi một lúc sau mỗi lần đi ngoài hay sau khi nôn ói.
Biện pháp hữu hiệu nhất là chườm ấm, dùng trà thảo dược hoặc rượu gừng để giảm đau. Không sử dụng cà phê hoặc rượu để tránh gây kích ứng dẫn đến mất nước.
Viêm ruột thừa
Viêm ruột thừa là tình trạng viêm nhiễm ở ruột thừa. Triệu chứng thường thấy là đau bụng nặng dần trong vòng 6 - 24 giờ. Đau thường khởi đầu từ vùng giữa bụng hay trên rốn, nhưng sau đó thường khu trú ở vùng bụng dưới bên phải (hố chậu phải).
Táo bón
Táo bón có nghĩa là số lần đi ngoài ít hơn so với bình thường, hay khó rặn hoặc đau khi đi ngoài. Đôi khi có đau bụng từng cơn ở vùng bụng dưới giữa hoặc lệch về bên trái. Táo bón nặng có thể gây chướng bụng và mệt mỏi.
Sỏi thận, sỏi mật, nhiễm khuẩn tiết niệu
Đau bụng đầu tiên ở lưng và có cảm giác như lan ra vùng bụng đến mặt trong đùi, đó có thể là do sỏi thận. Triệu chứng bao gồm đau dữ dội ở vùng bụng trên bên phải - được gọi là cơn đau quặn mật, sỏi mật.
Trong trường hợp này, bạn nên đến bệnh viện sớm để được chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả.