Cách phòng viêm tai giữa cho trẻ khi đi bơi

Lã Thị Thúy hằng
Có nhiều nguyên nhân gây viêm tai cho trẻ khi đi bơi, trong đó nguyên nhân hay gặp là khi bơi ngụp lặn trong môi trường nước, dù nước sạch hay bẩn cũng có nhiều vi khuẩn xâm nhập vào tai. Trong khi hồ bơi đông người, dễ bị ô nhiễm bởi đờm dãi, dịch mũi, thậm chí cả nước tiểu và phân của trẻ em.

Cẩn thận viêm tai giữa khi trẻ đi bơi

Theo PGS Nguyễn Thị Hoài An – Giám đốc Bệnh viện Đa khoa An Việt, chuyên gia tai mũi họng trẻ em, mùa hè trẻ viêm tai liên quan tới bơi lội tăng lên. Do trẻ đi bơi nước lạnh quá hoặc ngâm lâu quá có thể gây viêm mũi họng cho trẻ. Tình trạng viêm mũi họng kéo dài gây viêm tai giữa, nhất là với trẻ có tiền căn viêm tai thì rất dễ bị. Bố mẹ không nên cho rằng nguyên nhân là do nước bể bơi.

a3-1659349792.jpg

Có nhiều nguyên nhân gây viêm tai cho trẻ khi đi bơi.

Viêm tai giữa là một trong những bệnh lý thường gặp ở nhiều lứa tuổi, nhiều nhất là viêm tai giữa trẻ em do hệ miễn dịch của trẻ kém và cấu trúc tai chưa phát triển hoàn toàn.

Viêm tai giữa thường có những dấu hiệu đặc trưng là đau tai, nhất là khi nằm xuống, khóc thét khi ấn vào vùng tai hoặc kéo tai, khó ngủ, quấy khóc, sốt cao, chảy mủ ở tai, chán ăn, nghe kém, đau đầu, nôn ói và có thể đau bụng kèm tiêu chảy.

Viêm tai giữa không thể điều trị ở nhà mà bạn cần cho bé tới gặp bác sĩ. Viêm tai giữa lâu dễ tái đi tái lại. Nếu khám không đúng chuyên khoa có thể bệnh chuyển qua các biến chứng khác. Khi tai trẻ có mủ bạn không nên tự lấy bông ngoáy tai vì có thể làm chấn thương thêm ống tai.

Đa phần các trường hợp viêm tai giữa đều có thể khỏi bệnh mà không cần can thiệp phẫu thuật. Một số trường hợp được chỉ định phẫu thuật để tránh các biến chứng như thủng màng nhĩ hoặc nhiễm trùng tai; chảy mủ tai ở người bị viêm tai giữa mủ cấp tính hoặc đã được điều trị bằng thuốc không hiệu quả; tai có cholesteatoma, một dạng biểu mô do viêm tai giữa mạn tính gây ra.

Cách phòng viêm tai giữa cho trẻ khi đi bơi

Đừng nên để trẻ bị bệnh rồi mới lo điều trị! Trước tiên các cha mẹ cần biết cách phòng viêm tai giữa cho trẻ. Làm thế nào để phòng ngừa viêm tai giữa cho trẻ sau khi đi bơi? Để trả lời cho câu hỏi này, các phụ huynh lưu ý thực hiện các vấn đề sau:

Lựa chọn địa điểm bơi an toàn sạch sẽ cho con

Nên cho trẻ bơi ở những bể bơi uy tín. Đảm bảo nguồn nước luôn được khử trùng vệ sinh sạch sẽ. Đồng thời, không chứa nhiều hóa chất độc hại cho hệ hô hấp của trẻ. Không nên cho trẻ bơi ở sông, hồ tù đọng, nơi có nguồn nước bị ô nhiễm.

Vệ sinh tai trẻ đúng cách sau khi bơi

Mục đích: Nhằm giữ vệ sinh tai trẻ sạch sẽ, tránh tác nhân gây bệnh xâm nhập

Cách làm:

Bệnh viêm tai giữa là một bệnh lý đơn giản dễ điều trị. Tuy nhiên có nhiều trẻ bị mắc đi mắc lại bệnh nhiều lần.

Do vậy, khi phát hiện trẻ bị viêm tai giữa, nên cho trẻ đi khám các cơ sở chuyên khoa tai mũi họng và điều trị theo đơn của bác sỹ. Điều này giúp trị dứt điểm bệnh cho trẻ và hạn chế các biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.

Nếu trẻ cần điều trị kháng sinh, phải cho trẻ uống đủ liều lượng đủ thời gian. Không tự ý nhỏ các chế phẩm không rõ nguồn gốc vào tai trẻ. Không dùng các dụng cụ ngoáy sâu vào tai trẻ tránh làm tổn thương thêm.

Bên cạnh đó, khi trẻ mắc các bệnh lý đường hô hấp khác như viêm mũi, viêm họng, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám để điều trị khỏi các bệnh lý này. Vì đó có thể là nguồn lây nhiễm sang tai gây viêm tai giữa cho trẻ tái đi tái lại nhiều lần.

Sử dụng các dụng cụ hỗ trợ khi đi bơi

Sau khi trẻ bơi xong, cha mẹ tắm lại cho trẻ bằng nước sạch. Nếu có nước vào tai, cho trẻ nghiêng đầu sang 1 bên dốc nước trong tai ra. Có thể dùng máy sấy bật chế độ nhẹ hong khô tai cho trẻ.

Không dùng các dụng cụ không đảm bảo vệ sinh để ngoáy tai cho trẻ. Có thể lấy que tăm bông đặt nhẹ ở ống tai ngoài một lúc để hút nước trong tai ra. Không ngoáy sâu vào tai của trẻ tránh đẩy bụi bẩn và tác nhân gây bệnh vào sâu hơn.

Vệ sinh mắt, mũi, họng cho trẻ bằng nước muối sinh lý. Bởi vì tác nhân viêm mũi họng có thể lan sang tai trẻ gây viêm tai giữa.

Điều trị viêm tai giữa kịp thời, đúng cách, dứt điểm

Cha mẹ có thể sử dụng các dụng cụ hỗ trợ sau cho trẻ để phòng viêm tai giữa cho trẻ khi đi bơi:

Cho trẻ đội mũ, đeo nút bịt tai khi đi bơi để bảo vệ tai.

Đeo kính bơi cho trẻ để bảo vệ mắt.

Trong khi bơi tránh để sặc nước, hạn chế nước lọt vào mũi họng.

Lưu ý: Không dùng chung nút tai, kính bơi với các trẻ khác.

L.Hằng