Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Nguyên Quý chỉ 4 dấu hiệu phân biệt ung thư hệ tiêu hóa với bệnh thông thường

Lương Quốc Đăng
Điều kiện tiên quyết trong việc điều trị bất kỳ bệnh ung thư (UT) nào chính là nằm ở thời gian phát hiện.

Có không ít người dù có khối u trong cơ thể những vẫn có cuộc sống bình thường, khỏe mạnh chẳng khác người thường là mấy ngoại trừ phải uống thuốc mỗi ngày. Tuy nhiên, cũng có những người thì vừa biết tin chẳng được bao lâu đã ‘đi’ luôn rồi. Tất cả nằm ở thời gian phát hiện cả.

Nói thế để biết rằng tầm quan trọng của việc phát hiện sớm mầm bệnh rất quan trọng. Thế nhưng mà, không phải ai cũng nhận ra sớm. Bởi, dấu hiệu của nó mơ hồ cực kỳ, nhất là các khối u ở hệ tiêu hóa. Đã thế, dạo gần đây, tỷ lệ người mắc các bệnh này ở Việt Nam còn có xu hướng tăng lên và trẻ hóa nữa.

Mới đây, TS.BS Phạm Nguyên Quý (Khoa Ung thư nội khoa, Bệnh viện Trung ương Kyoto Miniren, Nhật Bản) đã có những chia sẻ rất thiết thực với báo chí về vấn đề làm sao để phát hiện sớm tế bào ác tính ở hệ tiêu hóa.

Thông tin cụ thể, mình xin được gửi tới quý độc giả ở bên dưới, mời mọi người cùng xem nhé.

TS. BS Phạm Nguyên Quý. Ảnh: VNE

Ung thư hệ tiêu hóa đang có xu hướng gia tăng và trẻ hóa, vì sao?

Theo TS. Phạm Nguyên Quý, hiện nay nước ta ghi nhận ngày càng nhiều ca mắc khối u ác tính ở hệ tiêu hóa mới. Độ tuổi cũng đang có xu hướng ngày một trẻ hơn. Nếu ở Nhật, độ tuổi phát hiện bệnh thường là từ sau 40 – 50 thì tại Việt Nam, độ tuổi này có thể trẻ hơn 5 – 7 năm.

TS. Quý cho rằng: Tình trạng này xuất hiện là do ý thức của người dân với sức khỏe đang tăng lên nên đã chú trọng đến việc đi khám sớm. Đồng thời, người trẻ hiện nay cũng có lối sống không lành mạnh, thường ít ăn rau, thích ăn thịt, ngồi quá nhiều, tụ tập rượu bia…

Tại Việt Nam, các căn bệnh ung thư hệ tiêu hóa phổ biến nhất là: ung thư đại trực tràng và dạ dày. Mỗi loại bệnh sẽ có yếu tố nguy cơ khác nhau. Cụ thể:

Với khối u ác tính ở dạ dày, yếu tố nguy cơ gồm:

+ Nhiễm vi khuẩn HP – loại vi khuẩn rất dễ lây lan từ người sang người khi chấm chung bát nước mắm, dùng chung bát đũa… Vi khuẩn này khi đi vào cơ thể sẽ gây viêm loét liên tục và tăng tần suất tái tạo niêm mạc dạ dày. Từ đó, vô tình làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

+ Mọi người có thói quen hút thuốc (cả chủ động và thụ động), ăn nhiều muối.

Đối với ung thư đại trực tràng, yếu tố nguy cơ là:

+ Thói quen thích ăn thịt đỏ, thịt chế biến sẵn nhu xúc xích, lạp xưởng, thịt hun khói…

+ Yếu tố di truyền

+ Lười vận động dẫn đến thừa cân, béo phì.

+ Thói quen uống rượu bia và hút thuốc.

Chuyên gia cảnh báo tỷ lệ ung thư hệ tiêu hóa đang tăng lên. Ảnh minh họa, nguồn: Sohu

Việc nhận biết căn bệnh này cũng không dễ dàng vì dấu hiệu cảnh báo dễ bị nhầm lẫn với các bệnh thông thường

Cả ung thư dạ dày và đại tràng đều rất dễ nhầm với các bệnh thông thường. Đó là lý do vì sao mà nhiều người dù có triệu chứng nhưng vẫn không nhận ra để đi khám. Đến lúc phát hiện thì bệnh đã ở giai đoạn muộn rồi.

Theo TS. Quý, với ung thư dạ dày, phần lớn là không có dấu hiệu cảnh báo sớm. Khi tế bào ác tính tiến triển thì cơ thể mới xuất hiện một số triệu chứng cảnh báo không đặc hiệu như:

+ Đau bụng, khó chịu.

+ Hay có cảm giác nóng ở ngực.

+ Bị mắc ói, chán ăn

+ Thường xuyên bị tắc ruột, táo bón, sụt cân.

Do những dấu hiệu này rất tương tự với bệnh dạ dày nên TS. Quý khuyến cáo: Những người từ 30 tuôi trở lên nên đi khám khi có dấu hiệu. Bởi, nếu không phải khối u ác tính thì cũng là bệnh viêm loét dạ dày, cần điều trị sớm để loại bỏ nguy cơ tiến triển thành tế bào ác tính.

Còn ung thư đại tràng thì sao? TS. Quý nhận định: Cũng giống như tế bào ác tính ở dạ dày, khi khối u xuất hiện ở đại tràng thì người bệnh thường không có triệu chứng. Phải tới khi khối u tiến triển, cơ thể mới có triệu chứng cảnh báo như:

+ Đại tiện ra máu, chất thải có màu đen, hình dáng chất thải thay đổi, dẹt, lỏng hoặc táo bón.

+ Tắc ruột gây nên tình trạng táo bón lâu ngày, đau bụng và chướng bụng.

+ Chán ăn, sụt cân

+ Xuất huyết.

Ung thư hệ tiêu hóa có chữa được không và làm sao để phòng?

TS. Quý cho hay: Từ giai đoạn 0 – 3, bệnh nhân có thể làm phẫu thuật hoặc phẫu thuật kết hợp hóa trị bổ trợ để làm giảm nguy cơ tái phát. Việc này có thể giúp điều trị bệnh.

Còn nếu đã ở giai đoạn 4 là lúc khối u di căn và xâm lấn quá rộng và không thể phẫu thuật được. Nhưng bệnh nhân vẫn có thể kéo dài sự sống thông qua việc thực hiện phương pháp xạ trị, hóa trị và chăm sóc giảm nhẹ để bệnh nhân bớt đau đớn.

Số liệu từ Nhật Bản cho thấy: Với ung thư dạ dày, phát hiện và điều trị ở giai đoạn 0 và 1 thì tỷ lệ sống trên 5 năm mà không tái phát lên tới 95 – 99%. Còn khối u đại tràng thì con số này là 60 – 75%.

Về cách phòng, TS. Quý cho hay, mọi người nên:

+ Hạn chế tiếp xúc với môi trường nhiều khói uống

+ Hạn chế sử dụng rượu bia

+ Có chế độ ăn uống hợp lý, chăm vận động để duy trì cân nặng hợp lý.

Ngoài ra, những người nhiễm vi khuẩn HP hoặc người trên 40 hoặc trên 45 tuổi nên đi nội soi 1 lần/năm để tầm soát. Với khối u đại tràng thì người từ 40 – 45 nên đi xét nghiệm phân 2 lần/năm để phát hiện sớm yếu tố nguy cơ.

Lương Quốc Đăng T/H