2/3 trường hợp trong số đó có các triệu chứng như ho, sốt, hắt hơi, sổ mũi, đau đầu, đau người, nhiều trường hợp xét nghiệm dương tính với cúm B, thường gặp nhất ở nhóm trẻ 6-14 tuổi.
Trong khi đó, tại Bệnh viện E, mỗi ngày, khoa Nhi tiếp nhận tới khoảng 100-150 ca bệnh. Phần lớn trường hợp liên quan đến bệnh cúm RSV, sốt xuất huyết…
Thạc sĩ Đặng Khánh Ly, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Đống Đa, thừa nhận bệnh cúm chủ yếu gặp ở các đối tượng trẻ em trong độ tuổi đi học.
Vì vậy, vị chuyên gia khuyến cáo khi thấy trẻ có dấu hiệu mệt mỏi, đau đầu, chảy nước mũi, ho, sốt… phụ huynh cần cho trẻ đi khám và làm theo hướng dẫn của bác sĩ, tránh trường hợp chủ quan, trẻ ốm vẫn đưa đến lớp, tạo thành môi trường lây lan trong lớp học.
Ngoài ra, các trường hợp theo dõi, điều trị tại nhà cần:
- Đeo khẩu trang
- Tăng cường rửa tay
- Vệ sinh đường hô hấp khi ho khạc
- Hạn chế tiếp xúc nơi đông người
- Vệ sinh mũi họng thường xuyên
- Chú ý bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để tăng cường sức khỏe
- Tuyệt đối không tùy tiện sử dụng thuốc
Mặc khác, theo thạc sĩ Trương Văn Quý, Trưởng khoa Nội Nhi tổng hợp, Bệnh viện E, hiện nay, số ca mắc cúm tăng cao, nhiều cha mẹ hoang mang đã liên tục tới thực hiện xét nghiệm cúm, mua thuốc kháng sinh hoặc thuốc diệt virus Tamiflu.
Tuy nhiên, vị chuyên gia cho rằng điều này không cần thiết bởi không phải bệnh nhân cúm nào cũng dùng được các loại thuốc này. Việc áp dụng phải cân nhắc trên từng cá thể.
Thạc sĩ Trương Văn Quý nói: "Việc xét nghiệm chỉ để biết trẻ mắc loại cúm. Trong khi đó, việc điều trị còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh. Căn cứ trên các kết quả thăm khám lâm sàng, các bác sĩ mới chỉ định dùng thuốc hay không".
Theo ông, xét nghiệm chỉ nên thực hiện cho các trường hợp cần nhập viện điều trị. Trong khi đó, các trường hợp theo dõi tại nhà, xét nghiệm cúm là không cần thiết.
Vị chuyên gia nhấn mạnh cách phòng bệnh cúm hiệu quả nhất hiện nay vẫn là cho trẻ tiêm phòng cúm hàng năm, nhất là trên nhóm trẻ nguy cơ cao (trẻ từ 6 tháng đến 8 tuổi, mắc các bệnh lý nền).