Dù phải đối mặt với nhiều khó khăn do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, thị trường tổng quan vẫn giữ được nhịp tăng trưởng do các doanh nghiệp đã kịp thời thay đổi chiến lược kinh doanh tập trung đầu tư công nghệ số và nâng cao trải nghiệm khách hàng.
Top 5 thị trường gồm Bảo hiểm Bảo Việt, PVI, PTI , Bảo Minh, MIC
Số liệu từ Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cho thấy, 6 tháng đầu năm 2021, tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc toàn thị trường phi nhân thọ đạt 29.592 tỷ đồng, tăng 9,3% so với cùng kỳ. Các doanh nghiệp bảo hiểm đã chi trả quyền lợi là 9.691 tỷ đồng, tương đương với tỷ lệ 32.8%, tăng 6.9% so 2020.
Bảo Hiểm Bảo Việt tiếp tục dẫn đầu thị trường với doanh thu phí bảo hiểm gốc là 4.593 tỷ đồng, chiếm 15,52% thị phần toàn thị trường. Vị trí thứ hai thuộc về PVI với doanh thu 4.490 tỷ đồng, chiếm 15,17% thị phần; tiếp đến là PTI với 3.022 tỷ đồng, chiếm 10,21% thị phần, Bảo Minh với 2.169 tỷ đồng và 7.33% thị phần, MIC với 1.904 tỷ đồng và 6.43% thị phần… Dù các điều kiện khó khăn của nền kinh tế, trên tinh thần thực hiện tốt mục tiêu kép của Chính phủ, trên cơ sở nền tảng vững vàng của doanh nghiệp lớn nhất và lâu đời nhất thị trường, Bảo hiểm Bảo Việt vẫn là Doanh nghiệp có thị phần số 1 thị trường bảo hiểm phi nhân thọ.
Theo các chuyên gia trong ngành bảo hiểm, kết quả đạt được cho thấy sự chủ động của các doanh nghiệp bảo hiểm trong việc thích ứng với tình hình mới khi đã kịp thời phát triển các sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu khách hàng; đa dạng các kênh phân phối, đặc biệt là kênh trực tuyến, tăng cường giao dịch online; xây dựng hệ sinh thái số toàn diện để ngày một vươn xa, đến gần khách hàng hơn, mang lại những tiện ích ngày một thuận lợi hơn cho khách hàng… Theo đó, có thể thấy khách hàng ngày càng nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng và ý nghĩa của Bảo hiểm, chủ động tham gia bảo hiểm để bảo vệ bản thân và gia đình trước những rủi ro khó lường.
Covid-19 là cơ hội để chuyển đổi số, nâng cao trải nghiệm khách hàng
Có thể nói, Covid-19 vừa mang lại những khó khăn, thách thức đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhưng đồng thời cũng là cơ hội để các doanh nghiệp khẳng định vị thế vững chắc của mình khi nhạy bén tìm ra các hướng đi mới để tiếp tục tăng trưởng và phát triển. Một trong những yếu tố đầu tiên chính là ứng dụng công nghệ thông tin vào nhiều hoạt động kinh doanh, quản lý dịch vụ, phát triển đa dạng kênh phân phối trên các nền tảng thương mại điện tử, giao dịch trực tuyến để bổ trợ cho kênh bán hàng truyền thống.
Là công ty bảo hiểm phi nhân thọ đứng đầu ngành, Bảo hiểm Bảo Việt đã đẩy mạnh đầu tư phát triển, ứng dụng công nghệ đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng khi số hóa xuyên suốt các quy trình bảo hiểm từ tư vấn, thẩm định, cấp giấy chứng nhận BH điện tử, chữ ký số, cho đến thực hiện giám định, bồi thường trực tuyến rút ngắn thời gian chi trả quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng ngay từ những ngày đầu khi đại dịch xuất hiện.
Trước những quy định hạn chế hoạt động xã hội hiện nay, cũng như hiểu tâm lý e ngại tiếp xúc trực tiếp, doanh nghiệp đã triển khai áp dụng công nghệ số trên toàn hệ thống, hướng đến hệ sinh thái số đa dạng, toàn diện, thân thiện trước tiên là đối với khách hàng; tiếp đó là mang lại sự thuận tiện, hiệu quả với các đối tác hợp tác, đội ngũ bán hàng khi tiếp cận, tư vấn tới khách hàng về các dịch vụ, chương trình bảo hiểm. Đáng chú ý, với ứng dụng Quản lý bồi thường trên điện thoại di động - ứng dụng Baoviet Direct, việc tương tác, giải quyết quyền lợi bảo hiểm của khách hàng cũng trở nên dễ dàng hơn.
Song song đó, việc chuyển đổi số cũng đòi hỏi sự an toàn, tin cậy, riêng tư đối với khách hàng. Bảo hiểm Bảo Việt đã cho ra mắt các chương trình bảo hiểm bảo vệ trước rủi ro an ninh mạng, rủi ro mua sắm chuyển tiền dành cho phân khúc khách hàng SME; cũng như bảo hiểm rủi ro cho các hoạt động mua bán trực tuyến của khách hàng cá nhân.
Mục tiêu của doanh nghiệp là tạo ra sự nhanh gọn, đa dạng hóa, linh hoạt chọn lựa tới khách hàng nhưng vẫn đảm bảo yếu tố an toàn trên hết trong giai đoạn dịch bệnh còn nhiều diễn biến phức tạp.
“Khách hàng là trọng tâm’’ luôn là chiến lược kinh doanh cốt lõi
Xét trên khía cạnh thực tế, Covid-19 đã làm thay đổi tư duy, nhận thức của người tiêu dùng về tầm quan trọng và ý nghĩa của bảo hiểm, đồng nghĩa với việc tăng cường chủ động tiếp cận và tham gia các dịch vụ bảo hiểm, đặc biệt là mảng bảo hiểm sức khỏe. Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam (IAV), 6 tháng đầu năm 2021, nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe ghi nhận doanh thu đạt 8.622 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 29,1% và tăng 6,19% so với cùng kỳ năm 2020. Tuy nhiên, cũng theo một phân tích của Vietnam Report qua khảo sát người tiêu dùng thì vấn đề giảm sút trong thu nhập của khách hàng là 1 thách thức rất lớn do những tác động của đại dịch đã làm giảm thu nhập bình quân.
Bảo hiểm Bảo Việt đã tiên phong giới thiệu các chương trình bảo hiểm mới, phù hợp với nhu cầu của khách hàng và thị trường; như Bảo hiểm 37 Bệnh hiểm nghèo có phạm vi bảo hiểm bệnh lớn nhất, hay An tâm viện phí được chi trả quyền lợi ngay cả khi người được bảo hiểm đã có BHYT hoặc các sản phẩm bảo hiểm sức khỏe khác, không cần hóa đơn tài chính,... Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn liên tục triển khai các chương trình tri ân khách hàng như tặng phí bảo hiểm, tăng thời gian bảo hiểm từ đây tới cuối năm 2021 với mong muốn chia sẻ bớt nỗi lo và gánh nặng tài chính trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay, để khách hàng vẫn có thể trang bị cho bản thân và gia đình sự bảo vệ cần thiết.
Bảo Hiểm Bảo Việt cũng có những đóng góp tích cực trong các hoạt động xã hội vì cộng đồng: ủng hộ Quỹ Vaccine phòng chống dịch Covid-19 của Chính phủ; trang bị đồ bảo hộ và thiết bị cho các cơ sở y tế, trao tặng nhu yếu phẩm cho nhiều địa phương trên cả nước và các vùng tâm dịch; ủng hộ Quỹ hiếu học, an sinh;…
Thị trường bảo hiểm Việt Nam 2021: Nỗ lực, vượt khó để duy trì tốc độ tăng trưởng khá
Nhìn chung, nếu như đầu năm 2020, dịch Covid-19 đã khiến cho thị trường bảo hiểm bất ngờ và phải mất một thời gian để thích ứng thì trong năm 2021, đa phần các doanh nghiệp đã có các phương án triển khai khi dịch bệnh tiếp tục tác động đến hoạt động kinh doanh. Nhiều giải pháp bảo hiểm được triển khai như: mở rộng mạng lưới đơn vị thành viên; đầu tư công nghệ thông tin, tăng cường công tác quản lý; tăng cường hợp tác các đối tác nhằm mở rộng kênh bán hàng, nâng cao chất lượng công tác giám định bồi thường và phục vụ sau bán hàng, hướng tới mang lại cho khách hàng các sản phẩm bảo hiểm chất lượng tốt nhất. Kết quả của những nỗ lực có thể nhìn thấy qua báo cáo số liệu của IVA về thị trường 6 tháng đầu năm 2021, đặc biệt là đối với vị trí Top 5 doanh nghiệp đóng góp lớn vào bức tranh toàn cảnh. Ngoài ví trí thứ 5 thay đổi do MIC đã soán ngôi của PIJICO, thì các vị trí còn lại vẫn duy trì với vị trí dẫn đầu là Bảo hiểm Bảo Việt, thứ hai là PVI, tiếp theo lần lượt là PTI và Bảo Minh.
Dự báo về thị trường cuối năm, ông Ngô Việt Trung - Cục trưởng điều hành Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính nhận định thị trường bảo hiểm vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Mặc dù vậy với những nỗ lực, tích cực từ phía Chính phủ, doanh nghiệp bảo hiểm và người dân, dự kiến thị trường bảo hiểm năm 2021 này vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá.
Rõ ràng, bài toán kinh doanh dài hạn không chỉ là theo đuổi các con số mà cao hơn đó là chiến lược phát triển bền vững, đáp ứng tối ưu những nhu cầu của khách hàng, mang lại sự an tâm, tin cậy, nhất là trong bối cảnh cần phải khắc phục khó khăn trước dịch bệnh hiện nay./.