7 món ăn giúp cải thiện cho người bị rối loạn tiền đình

Lương Quốc Đăng
Những ai bị rối loạn tiền đình chắc cũng biết là khi bị bệnh này sẽ hay bị chóng mặt, mất thăng bằng, nhức đầu, chân tay run rẩy…

Dấu hiệu khi bị rối loạn tiền đình

Những ai bị rối loạn tiền đình chắc cũng biết là khi bị bệnh này sẽ hay bị chóng mặt, mất thăng bằng, nhức đầu, chân tay run rẩy…

Nếu bị nhẹ, người bệnh có thể đứng dậy được nhưng khi bị nặng thì không thể dậy nổi, cứ mở mắt là thấy mọi vật quay cuồng, đầu nặng trĩu.

Rối loạn tiền đình trong thời gian dài ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe lẫn cuộc sống thường ngày. Theo các bác sỹ hướng dẫn thì một số món ăn trong đời sống thường ngày có thể giúp cải thiện các triệu chứng của rối loạn tiền đình. Các bạn có thể tham khảo một số món ăn dưới đây:

Rối loạn tiền đình là bệnh thường gặp

Rối loạn tiền đình là bệnh thường gặp. Ảnh minh họa: Sức khỏe & Đời sống

Canh mộc nhĩ thịt xay

Theo Đông y, mộc nhĩ còn được gọi là nấm mèo. Nó có tác dụng rất tốt với bệnh rối loạn tiền đình. Đó là nhờ hàm lượng magie, kali, natri, vitamin nhóm B dồi dào. Tỷ lệ sắt trong mộc nhĩ cao gấp 30 – 70 lần thịt. Nó giúp cải thiện tốc độ lưu thông máu, tăng cường khí huyết cho cơ thể. Nhờ vậy mà tình trạng rối loạn tiền đình sẽ được cải thiện nhanh chóng.

Óc heo hấp ngải cứu

Nhiều tài liệu Y khoa cho thấy: Óc heo có vị ngọt, tính hàn. Trong thực phẩm này có chứa nhiều khoáng chất có lợi cho cơ thể như canxi, photpho, sắt… Đây là những chất có tác dụng bồi bổ xương khớp, điều trị chứng đau đầu, chóng mặt, suy nhược thần kinh.

Trong khi đó, ngải cứu là vị thuốc trong Đông y. Nó có tác dụng tăng cường lưu thông khí huyết, giảm căng thẳng, lo lắng. Khi kết hợp hai thứ này cùng nhau sẽ tạo ra tổ hợp tốt cho não bộ, đặc biệt hiệu quả với bệnh nhân bị rối loạn tiền đình.

Canh sườn non nấu lá đinh lăng

Đinh lăng còn được mệnh danh là ‘nhân sâm Việt Nam’. Nó có công dụng hoạt huyết dưỡng não, chữa trị tiền đình. Khi sử dụng đinh lăng, vỏ não sẽ được hoạt hóa nhẹ và có tính đồng bộ, các chức năng của hệ thần kinh về tiếp nhận và tích hợp đều tốt hơn.

Nó cũng có công dụng bồi bổ khí huyết, hỗ trợ cải thiện tình trạng kém tập trung, suy giảm trí nhớ, căng thẳng thần kinh, suy nhược cơ thể… Do đó, đây có thể coi là vị thuốc hiệu quả trong việc chữa rối loạn tiền đình.

Điều trị rối loạn tiền đình bằng canh sườn nấu với đinh lăng

Điều trị rối loạn tiền đình bằng canh sườn nấu với đinh lăng. Ảnh minh họa: VNE

Canh óc heo và đông trùng hạ thảo

Rối loạn tiền đình dễ xảy ra ở những người làm công việc văn phòng nhất là nữ giới do thường xuyên phải ngồi cộng với tiếp xúc máy lạnh thường xuyên. Vì thế, vùng cột sống cổ hay bị nhiễm lạnh. Lâu ngày sẽ dẫn tới co thắt động mạch cột sống, thường xuyên bị đau đầu, buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt…

Món óc heo nấu đông trùng hạ thảo có công dụng hổ huyết, bồi bổ cơ thể, rất tốt cho những người bị rối loạn tiền đình. Óc heo là thực phẩm tốt cho não và hệ thống thần kinh. Trong khi đó, đông trùng hạ thảo lại bổ huyết, dưỡng khí.

Sử dụng món này giúp cải thiện máu lên não, tới các cơ quan tiền đình cũng như các cơ quan khác trong cơ thể. Từ đó, loại bỏ chứng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn do rối loạn tiền đình gây ra.

Chè hạt sen nhãn

Đông y ghi nhận, long nhãn có tính ôn, vị ngọt với công dụng an thần, giảm stress, ích tâm kiện tỳ, bồi bổ khí huyết. Do đó, nó đặc biệt tốt với những người hay bị mất ngủ, suy giảm trí nhớ, rối loạn tiền đình. Hạt sen thì có công dụng dưỡng tâm, an thần, bổ tỳ. Đây là thực phẩm rất hữu ích với những người bị suy nhược, rối loạn tiền đình.

Canh bí thịt băm mộc nhĩ

Mộc nhĩ có chứa nhiều vitamin B với công dụng điều trị rối loạn tiền đình. Còn bí thì có tính mát, thịt với tác dụng cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể. Nhờ vậy mà thúc đẩy quá trình máu lên não hiệu quả, giúp đẩy lùi bệnh.

Trứng gà hấp nghệ và mật ong

Sự kết hợp giữa 3 thứ nguyên liệu tốt cho sức khỏe tạo nên món ăn cực hữu hiệu với người bị rối loạn tiền đình. Nó giúp an thần, tăng cường thể lực, cải thiện trí nhớ…

Đây là những món ăn dân gian nhưng rất hiệu quả với những người bị bệnh rối loạn tiền đình.

Lương Quốc Đăng