Tổ chức Y tế Thế giới WHO xác định vi khuẩn HP là "thủ phạm" hàng đầu gây ra các bệnh về dạ dày. Nếu không tiêu diệt được vi khuẩn này, người đau dạ dày không những không thể khỏi bệnh mà còn phải đối diện với 4 biến chứng: hẹp môn vị dạ dày, thủng dạ dày, xuất huyết dạ dày và ung thư dạ dày.
Vạch mặt vi khuẩn HP - Sát thủ âm thầm gây bệnh đau dạ dày
Theo thống kê, 90% người mắc bệnh dạ dày đều nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori). Đây là loại vi khuẩn sinh sống và phát triển trong môi trường dịch vị dạ dày. Chúng có cơ chế tiết ra enzyme urease đặc biệt để thích nghi với môi trường acid dạ dày. Quá trình sinh trưởng này của HP khiến lớp chất nhầy bảo vệ thành niêm mạc dạ dày bị mỏng đi. Lúc này, acid trong dạ dày tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc, khiến thành niêm mạc bị bào mòn, xuất hiện các ổ viêm loét.
Khi bị tổn thương, dạ dày sẽ phản hồi lại cho cơ thể các tín hiệu đặc biệt. Đó là lý do người đau dạ dày sẽ có các triệu chứng: đau tức vùng thượng vị, ợ hơi, ợ chua, nôn, buồn nôn, trào ngược... Nếu không được "xử lý sớm" và "xử lý từ gốc nguyên nhân" thì các triệu chứng này sẽ tiếp tục đeo bám người bệnh. Nói cách khác, nếu không tiêu diệt HP thì bệnh dạ dày không thể khỏi dứt điểm và thậm chí còn gây ra các biến chứng nguy hại cho dạ dày.
4 biến chứng của bệnh dạ dày do vi khuẩn HP gây ra
Xuất huyết tiêu hóa
Đây là tình trạng máu trong ống tiêu hóa chảy từ thực quản tới hậu môn. Người bệnh có thể dễ dàng phát hiện ra dấu hiệu này khi thấy hiện tượng đi ngoài ra máu, đi ngoài phân đen. Một số trường hợp khác có thể có triệu chứng nôn ra máu.
Thủng dạ dày
Thủng dạ dày rất nguy hiểm, nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ đe dọa đến tính mạng người bệnh. Một số dấu hiệu cho thấy dạ dày bị thủng đó là: Đau dữ dội ở vùng thượng vị, thở mạnh cũng đau, bụng gồng cứng. Tiếp theo, cơn đau sẽ lan từ vùng thượng vị sang khắp ổ bụng. Lúc này người bệnh sẽ thấy mệt mỏi, kiệt sức, mặt tái, chân tay lạnh, toát mồ hôi, có thể tụt huyết áp.
Viêm teo niêm mạc dạ dày
Đây là tình trạng đặc trưng do viêm dạ dày mãn tính gây ra. Tế bào tuyến của dạ dày bị mất đi và thay thế bằng các biểu mô dạng niêm mạc ruột, tuyến môn vị và mô xơ. Bệnh thường diễn tiến âm thầm, không có triệu chứng đặc trưng mà chỉ có các dấu hiệu chung chung như: đau bụng, buồn nôn, nôn, chán ăn, sụt cân, mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt, tê bì chân tay... Nếu người bệnh chủ quan, không thăm khám chẩn đoán bệnh chính xác để điều trị kịp thời thì nguy cơ tiến triển thành ung thư dạ dày là rất cao.
Ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày là bệnh có tỷ lệ tử vong cao thứ 2 tại Việt Nam (đứng sau ung thư phổi). Trên thế giới, ung thư dạ dày đã cướp đi sinh mạng của khoảng 800.000 người. Và "thủ phạm" hàng đầu gây bệnh ung thư dạ dày được Tổ chức Ung thư thế giới xác định chính là vi khuẩn HP - loại vi khuẩn đang tồn tại trong 90% người đau dạ dày. Đáng lo ngại, ung thư dạ dày có tiến triển rất nhanh, khó chẩn đoán sớm, tiên lượng nặng và chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu.
Các biến chứng của bệnh dạ dày thực sự rất nguy hiểm. Thế nhưng hầu hết người bệnh không hiểu rõ hoặc có tâm lý chủ quan nên chỉ tìm cách khắc phục triệu chứng mà không thực hiện đào thải vi khuẩn HP. Và khi HP không được đào thải, bệnh dạ dày cũng nhanh chóng tái phát trở lại, lâu ngày thành biến chứng lúc nào không hay.
Đào thải HP - Giải pháp trị dứt điểm bệnh dạ dày, phòng ngừa biến chứng
Đã xác định được mức độ nguy hiểm của HP, việc đầu tiên người bệnh cần làm đó là đào thải vi khuẩn này ra ngoài. Chỉ khi sạch HP, dạ dày mới có cơ hội phục hồi hoàn toàn, bệnh không tái phát và chặn đứng con đường dẫn tới biến chứng ung thư dạ dày.
Theo các chuyên gia, vi khuẩn HP đang phát triển ngày càng tinh vi. Các nguyên liệu dân gian như nghệ, chè dây… đều “vô hiệu” với chúng. Ngay cả với thuốc kháng sinh, HP cũng kháng lại mạnh mẽ với tỷ lệ ngày càng cao. Theo nghiên cứu của bác sỹ Đặng Ngọc Quý Huệ (Đại học Y dược Huế) vào năm 2016, tỷ lệ HP kháng kháng sinh sau 2 – 3 lần điều trị đã lên tới 94,3% với Clarithromycin, 48,6% với Levofloxacin và tỷ lệ HP đa kháng thuốc đạt 45,7%.
Trước tình hình đó, Giáo sư Christine Lang (GS viện Phân tử và Sinh học Kỹ thuật Berlin, Cố vấn cấp cao chính phủ Đức) cùng các cộng sự đã thử nghiệm hơn 700 chủng vi khuẩn và tìm ra 1 loại lợi khuẩn có khả năng đào thải trực tiếp HP đó là Pylopass TM. Pylopass có khả năng phát ra tín hiệu để nhận biết vi khuẩn HP, tiếp đó, tiêm mao trên bề mặt Pylopass sẽ bắt cặp với lông roi của HP và tạo thành 1 khối đông tụ rồi đào thải trực tiếp ra ngoài qua đường tiêu hóa.
Để kiểm nghiệm về hiệu quả của Pylopass trong đào thải HP, các chuyên gia đã tiến hành thử nghiệm lâm sàng tại nhiều nước. Kết quả cho thấy, Pylopass có khả năng đào thải HP từ dương tính về âm tính sau thời gian từ 2 tuần – 2 tháng. Với kết quả này Pylopass trở thành nguyên liệu tiên tiến nhất trên thế giới có khả năng đào thải trực tiếp vi khuẩn HP (kể cả HP kháng kháng sinh), giải quyết được vấn đề mà nền y học trăn trở.
Hiện nay, Pylopass đã được ứng dụng tại hơn 50 quốc gia trên thế giới. Việt Nam cũng đã trở thành một trong những quốc gia tiên phong ứng dụng Pylopass hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày với bộ sản phẩm DeHP. Đây là một bước đột phá mới cho thấy nền y học nước nhà đã bắt kịp xu thế của nền y học thế giới. Nếu kết hợp DeHP và kháng sinh thì tỷ lệ trị bệnh dạ dày thành công có thể lên tới 80%.
Trong sản phẩm DeHP, các chuyên gia đã kết Pylopass với Tinh chất cam thảo và Curcuminoid. Đây là sự kết hợp hài hòa giúp giải quyết triệt để 2 vấn đề người bệnh dạ dày gặp phải đó là: vi khuẩn HP và các vết loét ở dạ dày. Nhờ vậy, chỉ sau 2 tuần, người bệnh đã giảm đáng kể các triệu chứng khó chịu như ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, nôn, đau tức thượng vị, trào ngược… Sau liệu trình 2-3 tháng, vi khuẩn HP được đào thải sạch ra ngoài, người bệnh hoàn toàn khỏe mạnh, không còn phải chung sống với nỗi lo biến chứng.
Theo các chuyên gia, vi khuẩn HP rất dễ lây nhiễm thông qua đường nước bọt. Các thói quen hàng ngày như: ăn uống chung bát đũa, uống chung cốc nước, chấm chung nước chấm, âu yếm nhau, nêm nếm thức ăn, thử sữa cho con… hoàn toàn có thể gây tái nhiễm HP. Do đó, sau khi đã đào thải sạch HP, người bệnh nên tiếp tục duy trì sử dụng DeHP 2 lần/năm để phòng ngừa tái nhiễm.
DeHP được bào chế với 2 dạng: Dạng viên nang cho người lớn (DeHP) và dạng cốm hương cam cho trẻ em (DeHP Kids) đáp ứng nhu cầu hỗ trợ trị bệnh dạ dày của cả gia đình. Hiện cả DeHP và DeHP Kids đang được bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc và trên kênh online. Khách hàng vui lòng liên hệ 19006436 để được hỗ trợ mua hàng nhanh nhất và giải đáp mọi thông tin liên quan đến bệnh dạ dày.