Ở độ tuổi còn nhỏ, nhân cách chưa phát triển toàn diện, các em hết sức tò mò với những thông tin mới lạ mà thiếu khả năng xác định đâu là nguồn thông tin không lành mạnh. Từ đó, trẻ dễ bị ám ảnh và ảnh hưởng rất nhiều từ những nội dung đó.
Đối với trẻ, internet là một thế giới vô cùng mới mẻ và đầy hấp dẫn. Đó là nơi để chúng giải trí, thể hiện bản thân, bộc lộ những cảm xúc mà nhiều khi chúng thấy khó khăn khi chia sẻ với bố mẹ. Tuy nhiên, internet cũng chứa nhiều mối nguy hiểm đối với trẻ con nếu chúng ta để bé lướt web mà không có sự giám sát.
Theo nghiên cứu, trẻ em dành trung bình 3 giờ để truy cập Internet mỗi ngày, từ nhiều thiết bị khác nhau, thông qua nhiều nền tảng và các trang web với các nội dung đa dạng. Trẻ em bây giờ có thể trở thành các chuyên gia sử dụng máy tính bảng, smartphone và các thiết bị điện tử. Có rất nhiều các tweens (lứa tuổi từ 8-12) cũng đang tự phát triển các ứng dụng của riêng họ và một số thanh thiếu niên đang trở thành các doanh nhân số hoặc “online influencer” (Người có sức ảnh hưởng trên mạng) theo cách của riêng họ.
Công việc bảo vệ trẻ em của chúng ta trên mạng xã hội là rất quan trọng trong một thế giới siêu kết nối hiện nay. Ở thời điểm này, thay vì để con tự tìm hiểu những vẫn đề mang tính hai mặt trên internet, cha mẹ hãy rèn luyện cho con kỹ năng sống, khả năng tư duy, hợp tác, lối suy nghĩ lành mạnh. Việc cha mẹ hướng dẫn con sử dụng mạng xã hội an toàn là vô cùng quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh trẻ em vị thành niên ở Việt Nam sử dụng facebook rất phổ biến.
Cách giữ con an toàn với internet và mạng xã hội:
1. Hạn chế việc sử dụng dữ liệu trên điện thoại di động. Một nghiên cứu gần đây cho thấy dữ liệu hạn chế là biện pháp tốt nhất để ngăn cản sự truy cập.
2. Giữ tất cả các thiết bị điện tử trong các phòng mà thường xuyên có mặt của các thành viên trong gia đình. Hy vọng rằng, điều này sẽ hạn chế các tương tác trực tuyến tiêu cực của trẻ.
3. Dạy con cách sử dụng mạng xã hội thích hợp. Hướng con đến những hành vi trực tuyến đúng đắn
4. Hạn chế truy cập vào các thiết bị điện tử và sử dụng ứng dụng hạn chế độ tuổi sử dụng. Các nhà nghiên cứu đề nghỉ không dành thời gian chiếu phim cho trẻ dưới 2 tuổi. Trẻ mẫu giáo và tiểu học không sử dụng công nghệ khi không có sự hướng dẫn của cha mẹ
5. Luôn cập nhật về các xu hướng và ứng dụng mạng xã hội mới để hiểu và xác định các vấn đề có thể xảy ra.
6. Theo dõi con của bạn trên phương tiện truyền thông mạng xã hội. Đôi khi chỉ có sự hiện diện của một phụ huynh sẽ khuyến khích con có hành vi tốt hơn.
7. Giải thích sự nguy hiểm của việc chia sẻ thông tin cá nhân qua mạng xã hội. Sự riêng tư chỉ là ảo và mọi thứ được đăng đều chỉ là bề ngoài.
8. Thực thi các yêu cầu về tuổi đối với các trang mạng xã hội. Các nguyên tắc về tuổi tác giúp để trẻ em tránh truy cập vào nội dung không phù hợp.
9. Trên mạng gia đình, bạn có thể chặn các trang web nhất định mà bạn không muốn con của bạn truy cập.
10. Tạo hợp đồng với con. Đưa ra mong muốn và quy tắc rõ ràng của bạn với những hậu quả và giải thích rõ ràng về hậu quả đó. Cả cha mẹ và con đều nên ký tên.
11. Hãy nhận biết cách con sử dụng điện thoại di động của mình. Mua ứng dụng cho phép truy cập vào tất cả tài khoản, văn bản và thư đến một cách thuận tiện để bảo vệ con bạn. Ngày nay, hầu hết các thiết bị đều có khả năng đồng bộ với WiFi hoặc có các tính năng tích hợp.
Mạng internet có quá nhiều thông tin các lĩnh vực, khi sử dụng mạng xã hội, trẻ có cơ hội tiếp xúc và gia nhập vào các hội nhóm theo sở thích, khả năng của mình. Tuy nhiên, nếu người dùng, nhất là trẻ em, thanh thiếu niên, không biết cách chọn lọc nội dung phù hợp sẽ gây tác hại khó lường. Bên cạnh những trao đổi thông tin học tập, sở thích, trẻ em cũng rất dễ gặp phải những nội dung không lành mạnh, ảnh hưởng tới sự phát triển tâm lý, suy nghĩ và tư duy của trẻ.
Để hạn chế những tác động tiêu cực từ internet, phụ huynh cần giúp con định hướng sử dụng máy tính đúng mục đích học tập, giải trí lành mạnh. Đồng thời, nhắc nhở con về 4 nguyên tắc an toàn khi truy cập internet, đó là: không cho biết thông tin cá nhân, không gặp gỡ người lạ, không dùng chung password, có sự quy định về thời gian sử dụng Internet.
Để giúp trẻ học hỏi được kiến thức thông qua giải trí, cha mẹ nên giới thiệu những trang web chứa nhiều thông tin bổ ích, phim ảnh, trò chơi … phù hợp từng độ tuổi. Đừng vì sự chủ quan, lơ là không kiểm soát, để con tự do "lang thang" trên mạng, sa đà vào những nội dung không hay, tác hại sẽ khó lường.