Trường Sa là mái nhà rộng cửa đón ngư dân vươn khơi, bám biển

Nguyễn Diệp Linh
Trên nhiều đảo thuộc quần đảo Trường Sa có các âu tàu, khu neo đậu, hậu cần nghề cá và lực lượng chức năng luôn sẵn sàng hỗ trợ ngư dân Việt Nam vươn khơi, bám biển đúng pháp luật.

Trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa có lực lượng Hải quân Nhân dân Việt Nam làm việc, đóng quân thì ngư dân Việt Nam vươn khơi, bám biển đều được hỗ trợ một cách tốt nhất về mọi mặt. Ảnh: NTTrên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa có lực lượng Hải quân Nhân dân Việt Nam làm việc, đóng quân thì ngư dân Việt Nam vươn khơi, bám biển đều được hỗ trợ một cách tốt nhất về mọi mặt. Ảnh: NT

Khu vực âu tàu ở đảo Đá Tây A có diện tích rộng, có đầy đủ nơi cho ngư dân neo đậu, tránh trú bão cũng như tiếp nhiên liệu, đá... để tiếp tục bám biển. Ảnh: NT

Khu vực âu tàu ở đảo Đá Tây A có diện tích rộng, có đầy đủ nơi cho ngư dân neo đậu, tránh trú bão cũng như tiếp nhiên liệu, đá... để tiếp tục bám biển. Ảnh: NT

Theo ngư dân, việc vươn khơi bám biển trước đây gặp không ít khó khăn vì hải trình xa xôi, tốn kém chi phí trong khi tiềm ẩn nhiều bất trắc. Ảnh: NT

Theo ngư dân, việc vươn khơi bám biển trước đây gặp không ít khó khăn vì hải trình xa xôi, tốn kém chi phí trong khi tiềm ẩn nhiều bất trắc. Ảnh: NT

Nhưng hiện tại, ở khu vực đảo Trường Sa, đảo Đá Tây... đều có nơi neo đậu hoặc âu tàu cho người dân cập vào lấy thêm đá, nước ngọt, dầu... hoặc sửa chữa tàu, thăm khám sức khỏe... Ảnh: NT

Nhưng hiện tại, ở khu vực đảo Trường Sa, đảo Đá Tây... đều có nơi neo đậu hoặc âu tàu cho người dân cập vào lấy thêm đá, nước ngọt, dầu... hoặc sửa chữa tàu, thăm khám sức khỏe... Ảnh: NT

Tại đảo Đá Tây A, có khu vực dịch vụ hậu cần nghề cá có thể cung cấp gần 1000 cây đá mỗi ngày cho ngư dân vươn khơi, bám biển. Ảnh: NT

Tại đảo Đá Tây A, có khu vực dịch vụ hậu cần nghề cá có thể cung cấp gần 1000 cây đá mỗi ngày cho ngư dân vươn khơi, bám biển. Ảnh: NT

Điều đặc biệt nữa là tại khu vực dịch vụ hậu cần nghề cá ở đảo Đá Tây A, chi phí cho mỗi cây đá nặng 50kg còn thấp hơn giá cả ở đất liền. Ảnh: NT

Điều đặc biệt nữa là tại khu vực dịch vụ hậu cần nghề cá ở đảo Đá Tây A, chi phí cho mỗi cây đá nặng 50kg còn thấp hơn giá cả ở đất liền. Ảnh: NT

Bên cạnh đó, trường hợp ngư dân gặp khó khăn, hết nước sạch, hết thức ăn, nhu yếu phẩm thì đều được cung cấp miễn phí ở các âu tàu, khu neo đậu có sự hiện diện của lực lượng Hải quân Nhân dân Việt Nam. Ảnh: NT

Bên cạnh đó, trường hợp ngư dân gặp khó khăn, hết nước sạch, hết thức ăn, nhu yếu phẩm thì đều được cung cấp miễn phí ở các âu tàu, khu neo đậu có sự hiện diện của lực lượng Hải quân Nhân dân Việt Nam. Ảnh: NT

Anh Nguyễn Văn Để, thuyền trưởng tàu cá tỉnh Bình Định, cho biết việc có âu tàu, có khu vực dịch vụ hậu cần nghề cá đã giúp đỡ ngư dân vươn khơi bám biển hiệu quả, giảm thiểu thấp nhất các chi phí di chuyển. Ảnh: NT

Anh Nguyễn Văn Để, thuyền trưởng tàu cá tỉnh Bình Định, cho biết việc có âu tàu, có khu vực dịch vụ hậu cần nghề cá đã giúp đỡ ngư dân vươn khơi bám biển hiệu quả, giảm thiểu thấp nhất các chi phí di chuyển. Ảnh: NT

Theo thuyền trưởng Nguyễn Văn Để, trước đây tàu cá hết đá thì phải quay về đất liền dù khu vực đánh bắt còn rất nhiều cá. Nhưng nay khi đã có dịch vụ hậu cần, ngư dân có thể ở lại đánh bắt tiếp mà không còn phải lo hết đá, hết dầu hay lương thực, thực phẩm. Ảnh: NT

Theo thuyền trưởng Nguyễn Văn Để, trước đây tàu cá hết đá thì phải quay về đất liền dù khu vực đánh bắt còn rất nhiều cá. Nhưng nay khi đã có dịch vụ hậu cần, ngư dân có thể ở lại đánh bắt tiếp mà không còn phải lo hết đá, hết dầu hay lương thực, thực phẩm. Ảnh: NT

Ngư dân Nguyễn Văn Tuấn, thuyền trưởng tàu cá Ninh Thuận, cũng cùng chung suy nghĩ, ông gửi lời cảm ơn chân thành đến các lực lượng trên đảo đã hỗ trợ những ngư dân như mình vươn khơi bám biển, ổn định sinh kế. Ảnh: NT

Ngư dân Nguyễn Văn Tuấn, thuyền trưởng tàu cá Ninh Thuận, cũng cùng chung suy nghĩ, ông gửi lời cảm ơn chân thành đến các lực lượng trên đảo đã hỗ trợ những ngư dân như mình vươn khơi bám biển, ổn định sinh kế. Ảnh: NT

Mỗi ngày, âu tàu trên đảo Đá Tây có thể tiếp nhận nhiều lượt tàu cá vào lấy đá, lấy nước ngọt, tiếp dầu hay sửa chữa trang thiết bị hư hỏng. Ảnh: NT

Mỗi ngày, âu tàu trên đảo Đá Tây có thể tiếp nhận nhiều lượt tàu cá vào lấy đá, lấy nước ngọt, tiếp dầu hay sửa chữa trang thiết bị hư hỏng. Ảnh: NT

Ngư trường Trường Sa là ngư trường mà ngư dân Việt Nam đã nhiều đời bám biển, đánh bắt hải sản. Nơi đây cũng tập trung nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế rất cao. Ảnh: NT

Ngư trường Trường Sa là ngư trường mà ngư dân Việt Nam đã nhiều đời bám biển, đánh bắt hải sản. Nơi đây cũng tập trung nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế rất cao. Ảnh: NT

Tương tự, tại âu tàu trên đảo Trường Sa lớn cũng tập trung rất đông tàu cá của ngư dân vào neo đậu, tiếp thêm nhiên liệu để tiếp tục bám biển. Ảnh: NT

Tương tự, tại âu tàu trên đảo Trường Sa lớn cũng tập trung rất đông tàu cá của ngư dân vào neo đậu, tiếp thêm nhiên liệu để tiếp tục bám biển. Ảnh: NT

Thiếu tá Trần Cộng Hòa và đại úy Vũ Hoàng Tùng gặp gỡ các ngư dân neo đậu tại âu tàu trên đảo Trường Sa. Ảnh: NT

Thiếu tá Trần Cộng Hòa và đại úy Vũ Hoàng Tùng gặp gỡ các ngư dân neo đậu tại âu tàu trên đảo Trường Sa. Ảnh: NT

Tại các âu tàu, thứ mà ngư dân cần nhất là nơi neo đậu, tránh trú và các dịch vụ hậu cần nghề cá. Ảnh: NT

Tại các âu tàu, thứ mà ngư dân cần nhất là nơi neo đậu, tránh trú và các dịch vụ hậu cần nghề cá. Ảnh: NT

Thiếu tá Trần Cộng Hòa và đại úy Vũ Hoàng Tùng gặp gỡ các ngư dân neo đậu tại âu tàu trên đảo Trường Sa hỏi thăm họ về tình hình đánh bắt, có cần giúp đỡ gì không. Ảnh: NT

Thiếu tá Trần Cộng Hòa và đại úy Vũ Hoàng Tùng gặp gỡ các ngư dân neo đậu tại âu tàu trên đảo Trường Sa hỏi thăm họ về tình hình đánh bắt, có cần giúp đỡ gì không. Ảnh: NT

Bên cạnh đó, lực lượng hải quân còn hướng dẫn ngư dân đánh bắt đúng pháp luật Việt Nam cũng như quốc tế; không đánh bắt ở các khu vực chồng lấn để tránh bị xử phạt, gây thiệt hại cho bản thân và ảnh hưởng đến những ngư dân khác. Ảnh: NT

Bên cạnh đó, lực lượng hải quân còn hướng dẫn ngư dân đánh bắt đúng pháp luật Việt Nam cũng như quốc tế; không đánh bắt ở các khu vực chồng lấn để tránh bị xử phạt, gây thiệt hại cho bản thân và ảnh hưởng đến những ngư dân khác. Ảnh: NT

Theo Trung tướng Nguyễn Văn Bổng, Chính ủy Quân chủng Hải quân, Trường Sa như một mái nhà của cán bộ chiến sĩ, đây cũng là nhà, là quê hương của ngư dân. Ngôi nhà này phải rộng mở, được đón, được hỗ trợ ngư dân. Hải quân phải có trách nhiệm bảo vệ dân, giúp dân vươn khơi, bám biển. Ảnh: NT

Theo Trung tướng Nguyễn Văn Bổng, Chính ủy Quân chủng Hải quân, Trường Sa như một mái nhà của cán bộ chiến sĩ, đây cũng là nhà, là quê hương của ngư dân. Ngôi nhà này phải rộng mở, được đón, được hỗ trợ ngư dân. Hải quân phải có trách nhiệm bảo vệ dân, giúp dân vươn khơi, bám biển. Ảnh: NT

NGUYỄN TÂN