Sau cuộc đột kích trong chuyên án truy quét các đối tượng ma túy tại Lóng Luông, lực lượng chức năng đã thu giữ một lượng "khủng" vũ khí nóng.
Tiếp tục thông tin chuyên án tấn công tội phạm ma túy ở Lóng Luông (huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La), trong ngày 29/6, lực lượng chức năng tiếp tục duy trì quân số tại hiện trường để đảm bảo an ninh trật tự và khám nghiệm hiện trường. Qua khám nghiệm, phát hiện một lượng “khủng” vũ khí nóng, bao gồm cả tiểu liên AK, súng trường, súng ngắn, súng tự chế (súng kíp), lựu đạn và cả một cơ số đạn dược. Trong ảnh: Tang vật vụ án.
Như tin đã đưa, trong hai ngày 27 và 28/6, Lực lượng đặc nhiệm Bộ Công an phối hợp với Công an tỉnh Sơn La tổ chức truy quét các tội phạm ma túy lẩn trốn tại bản Tà Dê, xã Lóng Luông, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La. Để đảm bảo an toàn và trấn áp các đối tượng, lực lượng chức năng đã phải dùng đến xe đặc chủng. (Ảnh cắt từ clip)
Đây là ngôi nhà được các đối tượng "trùm" ma túy tại Lóng Luông sử dụng. Ngôi nhà được đặt tại vị trí hiểm địa, lưng tựa vào núi. Mọi biến động bên ngoài đều được ông "trùm" phát hiện qua rất nhiều camera và đối tượng sẽ nhanh chóng tẩu thoát vào sâu trong núi.
Trong ngày 29/6, lực lượng chức năng vẫn duy trì các trinh sát ở lại hiện trường để đảm bảo an ninh, trật tự và tiến hành khám nghiệm hiện trường. Trong ảnh: Công tác khám nghiệm có sự chứng kiến của nhiều lực lượng chức năng theo quy định của pháp luật.
Để dư luận hiểu đúng về chuyên án, chiều 29/6, Công an tỉnh Sơn La và các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an đã có thông tin chính thức về chuyên án truy bắt các đối tượng ma túy tại bản Tà Dê. Trong ảnh: Phút đối mặt của Giám đốc Công an tỉnh Sơn La với một đối tượng ma túy bị bắt giữ trong chuyên án. (Ảnh: Công an nhân dân).
Ánh sáng tự nhiên và hoạt động thể chất đóng vai trò quan trọng đối với tình trạng sức khỏe của mắt. Thế nhưng, với trẻ sống ở thành phố, sau thời gian học ở trường, chỉ chủ yếu ở trong nhà, xem tivi, sử dụng điện thoại thông minh quá nhiều, hạn chế tiếp xúc với không gian, ánh sáng bên ngoài khiến thị lực bị ảnh hưởng.
Lễ hội Sen Hà Nội 2024 nhằm quảng bá, tôn vinh những nét đẹp, giá trị văn hoá của Thăng Long Hà Nội, của vùng đất Tây Hồ, của “Sen” - loài hoa tượng trưng cho khí phách, bản sắc tâm hồn Việt. Thông qua Lễ hội, giới thiệu những giá trị độc đáo của nghề “ướp trà sen” cũng như những nét đặc trưng riêng có của văn hoá sen trong đời sống người Việt.
Với những diễn biến có phần phức tạp và nguy hiểm của bệnh bạch hầu khiến người dân lo lắng, ngành y tế TP.HCM cũng đã triển khai nhiều biện pháp để đảm bảm an toàn sức khoẻ cộng đồng.
Với tinh thần tương thân tương ái, “lá lành đùm lá rách”, chương trình "Chiếc ô cho em" đã hỗ trợ tặng đồ dùng học tập như cặp học sinh, tập vở, dụng cụ học tập cho 1000 em học sinh tại 04 Trường học trên địa bàn huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước.
Phòng GD&ĐT quận Ba Đình đã phối hợp với các trường tiểu học trên địa bàn tổ chức các buổi tập huấn bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa (SGK) lớp 5 năm học 2024-2025.
Từ khi còn là sinh viên đến nay, anh Phạm Thiên Hoàng Duy (sinh năm 1993, tại phường Ngọc Hiệp, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) đã có 70 lần hiến máu tình nguyện. Nhiều lần trong số đó là hiến máu trong tình huống người bệnh cần khẩn cấp.
Nằm trong khuôn khổ các hoạt động tổ chức Chương trình Hành trình đỏ lần thứ 9 năm 2024, sáng 09/7, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện tỉnh Bắc Kạn tổ chức diễu hành tuyên truyền với chủ đề "Hành trình đỏ - Kết nối dòng máu Việt”.
Hiện việc xây dựng các đập lớn trên lưu vực sông Hồng đang dẫn đến nguy cơ biến đổi môi trường từ lắng đọng trầm tích ở vùng hạ lưu, tác động không nhỏ đến môi trường...
Chiều 8/7, Bộ Y tế cho biết, theo thông tin từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, trên địa bàn tỉnh Nghệ An (huyện Kỳ Sơn) đã ghi nhận trường hợp bệnh nhân tử vong do bệnh bạch hầu và trường hợp mắc bệnh tại tỉnh Bắc Giang (huyện Hiệp Hòa) có tiếp xúc gần với trường hợp tử vong nêu trên.