Thanh Hóa: Tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm đến năm 2025

Đặng Thu Hằng
Thực hiện nhiệm vụ công tác bảo đảm an toàn thực phẩm năm 2022 trong bối cảnh có nhiều khó khăn thách thức, với các mục tiêu chỉ tiêu đặt ra về an toàn thức phẩm rất cao. Song dược sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tập trung quyết liệt của cấp ủy, chính quyền và đoàn thể các cấp và sự đồng tình, ủng hộ của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh nên công tác an toàn thực phẩm trong năm 2022 đã được được nhiều thành tựu tích cực. Vừa qua, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Kết luận số 624-KL/TU về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh đến năm 2025.

Theo đó, tại Kết luận số 624-KL/TU đã đề ra mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đến năm 2025 như sau: 100% chợ kinh doanh thực phẩm, chợ đầu mối nông sản, thực phẩm, bếp ăn tập thể đáp ứng các quy định về điều kiện an toàn thực phẩm; 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được cấp Giấy chứng nhận; 95% trở lên số cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đáp ứng các điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy định; 70% trở lên thực phẩm tiêu dùng trên địa bàn tỉnh được cung cấp thông qua chuỗi liên kết sản xuất, cung ứng thực phẩm an toàn, có xác nhận.

Tỷ lệ mắc ngộ độc thực phẩm cấp tính được ghi nhận dưới 7 người/100.000 dân. 100% xã, phường, thị trấn được công nhận đạt tiêu chí an toàn thực phẩm, trong đó có 20% trở lên đạt tiêu chí an toàn thực phẩm nâng cao.

anh-1-vsattp-1676118059.jpg
 

Để đạt được các mục tiêu trên, sẽ tập trung vào việc tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, quản lý, điều hành của chính quyền, phát huy vai trò của Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể trong công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Các cấp ủy đảng, chính quyền tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện hiệu quả Kết luận số 11-KL/TW, ngày 19-1-2017 cùa Ban Bí thư, Luật An toàn thực phẩm, Nghị quyết Đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025 và các văn bản chỉ đạo, quy định của Trung ương, của tỉnh về công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Quán triệt sâu sắc vai trò, tầm quan trọng của công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sức khỏe con người, bảo đảm an sinh xã hội và phát triển bền vững.

Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn.

Xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, vừa cấp bách, vừa thường xuyên, liên tục, lâu dài, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, chi đạo, quản lý thống nhất của Chính quyền, sự tham gia tích cực, hiệu quả của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp Nhân dân; đưa các chỉ tiêu về bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm vào các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đơn vị.

anh-3-vsattp-1676118058.jpg
 

Bên cạnh đó là nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo chuỗi an toàn; chính sách khuyến khích áp dụng thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, hệ thống kiểm soát chất lượng tiên tiến trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm; cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển mô hình sản xuất, kinh doanh, cung ứng thực phẩm an toàn, ưu tiên các mô hình sản xuất tập trung, quy mô lớn theo phương pháp hữu cơ, không dùng hóa chất độc hại.

Việc Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa ban hành Kết luận số 624 – KL/TU nhằm nâng cao năng lực tổ chức quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm từ tỉnh đến các thành phố, huyện, thị, đủ khả năng để quản lý và điều hành các hoạt động về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP).

Nâng cao nhận thức, thực hành đúng về an toàn thực phẩm (ATTP) của người quản lý, người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm và người tiêu dùng.

Tăng cường công tác kiểm tra, phát hiện xử lý nghiêm cơ sở vi phạm về ATTP trong quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố; Xây dựng, duy trì và phát triển các mô chuỗi an toàn thực phẩm đảm bảo chất lượng.

anh-6-vsattp-1676118057.jpg
 

Kiểm soát chặt chẽ, bảo đảm chất lượng ATTP các mặt hàng nông thủy sản, thực phẩm tươi sống và các loại thực phẩm tiêu dùng trong sinh hoạt hàng ngày, tăng cường hoạt động kiểm soát, truy xuất nguồn gốc thực phẩm, khống chế ngộ độc thực phẩm, hạn chế các bệnh truyền qua thực phẩm xảy ra trên địa bàn toàn tỉnh, chủ động trong công tác bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Phấn đấu đến năm 2025, có 100% cán bộ làm công tác quản lý an toàn thực phẩm các cấp có kiến thức về an toàn thực phẩm; 95% trở lên người sản xuất, kinh doanh thực phẩm, người quản lý và người tiêu dùng có kiến thức về an toàn thực phẩm. Thực hiện xã hội hóa một số khâu dịch vụ kỹ thuật phục vụ công tác quản lý an toàn thực phẩm; khuyến khích các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tham gia xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, kiểm nghiệm và chuyền giao tiến bộ kỹ thuật bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh.

Thanh Huyền