Sau khi dịch COVID-19 được kiểm soát, nhiều cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập (tư thục) trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa phải đối mặt với nhiều khó khăn do cơ sở vật chất xuống cấp. Nghị quyết 11 ngày 30/1/2022 của Chính phủ, trong đó có chương trình hỗ trợ các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập đã kịp thời tiếp thêm động lực, hỗ trợ nguồn vốn cần thiết để nhanh chóng phục hồi, hoạt động bình thường.
Giờ ăn của trẻ ở Cơ sở Mầm non Tâm An, phường Trường Sơn (TP Sầm Sơn).
Ông Nguyễn Quang Hưng, Giám đốc Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội thành phố Sầm Sơn cho biết, trên địa bàn thành phố Sầm Sơn hiện có 27 cơ sở và 1 trường mầm non tư thục. Qua rà soát, có 8 cơ sở đảm bảo đủ điều kiện để giải ngân nguồn vốn hỗ trợ theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30-1-2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình. Đến thời điểm hiện tại, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội thành phố Sầm Sơn đã giải ngân cho 7 cơ sở với số tiền 560 triệu đồng…
Là một trong những trường được giải ngân gói tín dụng theo Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội. Cô giáo Lê Thị Thư, chủ cơ sở mầm non ngoài công lập Tâm An, phường Trường Sơn, thành phố Sầm Sơn, cho biết: Cơ sở chính thức hoạt động từ năm 2019. Cơ sở này chuyên chăm sóc, nuôi dạy trẻ từ 13 tháng tuổi đến 4 tuổi. Trước đây khi chưa xảy ra dịch COVID-19, cơ sở đón nhận 50 cháu, chia thành 4 nhóm lớp và có 6 cô chăm sóc, nuôi dạy với thu nhập 4,5 triệu đồng/người/tháng.
Hơn 2 năm chịu ảnh hưởng dịch COVID-19, lượng trẻ đến lớp chỉ được vài ba cháu, thậm chí có thời gian dài không có học sinh. Không có trẻ đến lớp, đồng nghĩa cơ sở không có nguồn thu. Để động viên các cô yên tâm gắn bó với cơ sở, bằng mọi cách cơ sở đã cố gắng hỗ trợ mỗi cô gần 2 triệu đồng/tháng. Do mất một khoảng thời gian dài phải đóng cửa phòng, chống COVID-19, nhiều trang thiết bị xuống cấp, hư hỏng, trong khi đó kinh phí dành mua sắm, sửa chữa không có.
“Năm học mới 2022-2023 cận kề, chưa biết sẽ huy động nguồn kinh phí ở đâu, cơ sở được Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội thành phố Sầm Sơn tư vấn cho vay 80 triệu đồng theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ. Số tiền này đã giúp chúng tôi kịp thời bổ sung đồ dùng, trang thiết bị dạy học, sửa chữa, cải tạo cơ sở vật chất như bếp, ti vi, tủ lạnh... Sự tiếp sức này rất cần thiết cho cơ sở hoạt động trở lại trong trạng thái bình thường mới…”, cô Thư chia sẻ thêm.
Phó Giám đốc NHCSXH tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có chương trình hỗ trợ các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập phải ngừng hoạt động theo yêu cầu phòng chống dịch, qua rà soát, có 75 trên tổng số 239 cơ sở mầm non tư thục địa bàn có có nhu cầu vay vốn và đủ điều kiện để giải ngân nguồn vốn hỗ trợ.
Tính đến ngày 27/7, NHCSXH tỉnh đã hoàn thành việc giải ngân cho 75 cơ sở này với số tiền 6 tỷ đồng. Việc hỗ trợ kịp thời nguồn vốn đối với các cơ sở mầm non ngoài công lập không chỉ thể hiện chính sách nhân văn của Đảng, Nhà nước mà còn tiếp thêm sức mạnh, giúp các cơ sở mầm non ngoài công lập vượt qua khó khăn sớm phục hồi, phát triển, đóng góp chung vào sự ổn định, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong tình hình mới.
Theo đại diện Cục Trẻ em (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội), dịp Tết Trung thu năm 2023, có gần 6 triệu trẻ em khắp cả nước được tặng quà (học bổng, bánh, kẹo, sữa, sách vở, quần áo, xe đạp...) với số tiền hơn 370 tỷ đồng.
Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, từ ngày 25/9 đến nay, trên địa bàn tỉnh Nghệ An có mưa to đến rất to, gây lũ, ngập lụt, sạt lở đất, làm thiệt hại cho dân sinh, kinh tế - xã hội tại nhiều địa phương trong tỉnh. Để giúp người dân sớm khắc phục hậu quả thiên tai, một số địa phương đang ra lời kêu gọi ủng hộ, chia sẻ khó khăn, giúp đỡ bà con.
Tối 28 và 29/9, tại thị trấn Trường Sa, xã Song Tử Tây và Sinh Tồn, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa, các cán bộ, chiến sĩ và các lực lượng đóng quân trên các đảo đã phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức vui Tết Trung thu cho các cháu thiếu nhi.
Ngày 29/9, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Chương trình gặp mặt các Câu lạc bộ, đội, nhóm tham gia hoạt động thiện nguyện. Sự kiện nhằm chia sẻ, đoàn kết giữa các Câu lạc bộ, đội, nhóm thiện nguyện góp phần nâng cao hiệu quả công tác nhân đạo, từ thiện, an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.
Hội Chữ thập đỏ tỉnh Ninh Thuận thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động, tập hợp cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, làm tốt công tác nhân đạo, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.
Hoà chung không khí vui Tết Trung Thu trên khắp cả nước, vừa qua CLB Tình nguyện viên Chữ thập đỏ tỉnh An Giang đã tổ chức một hoạt động đặc biệt mang tên “Thu Yêu Thương” nhằm tạo sân chơi bổ ích, trao quà và tiền mặt cho các em học sinh tại trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm (Mỹ Hoà Hưng, Long Xuyên, An Giang) với tổng giá trị 25 triệu đồng.
Vào ngày 28 và 29/9, nhân dịp Tết trung thu, Công ty TNHH Thương mại Thảo Ái chi nhánh Huế đã tổ chức chương trình “Vui Tết trung thu”, nhằm động viên các cháu thiếu nhi trên địa bàn có một ngày lễ vui tươi và ý nghĩa.
Gần 300 CBCS Công an tỉnh Đồng Nai vừa tham gia Ngày hội hiến máu tình nguyện. Đây là lần thứ 2 trong năm 2023, Công an tỉnh phối hợp với Hội Chữ thập đỏ tỉnh Đồng Nai và Bệnh viện Chợ Rẫy tổ chức cho CBCS tham gia hiến máu tình nguyện.
Sáng 28/9, dù mưa lớn tầm tã, cảnh úng ngập, tắc đường xảy ra trên khắp các nẻo đường Thủ đô. Nhưng điều đó không ngăn được sự nhiệt huyết của những tấm lòng hiến máu cứu người.