Di sản văn hóa
Vinh danh nghệ thuật trình diễn dân gian Lượn Cọi người Tày Bảo Lâm là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia
Tối 23/8, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng đã tổ chức Lễ công bố di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia nghệ thuật trình diễn dân gian Lượn Cọi của người Tày của 3 xã Yên Thổ, Nam Quang, Quảng Lâm. Nghệ thuật trình diễn dân gian Lượn Cọi của người Tày được vinh danh là di sản văn hoá phi vật thể của quốc gia là niềm tự hào, là niềm vinh dự và khẳng định những giá trị đã đóng góp của văn hoá địa phương vùng miền đối với nền văn hoá chung của huyện, của tỉnh, của quốc gia, của dân tộc.
UNESCO đồng hành với Hà Nội trong bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa
Ông Firmin Edouard Matoko, trợ lý Tổng Giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc khẳng định, UNESCO sẽ đồng hành với Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng trong việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa và sẽ tiếp tục hỗ trợ, tăng cường hợp tác hơn nữa thời gian tới.
Chủ tịch Hồ Chí Minh và những di sản mãi mãi vẹn nguyên
Nghị quyết của Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp quốc (UNESCO) đã khẳng định Chủ tịch Hồ Chí Minh là một biểu tượng kiệt xuất về quyết tâm của cả một dân tộc, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập, dân chủ, tiến bộ xã hội và có những đóng góp quan trọng về nhiều mặt trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, nghệ thuật.
Phê duyệt Chương trình tổng thể phát triển văn hóa Việt Nam 2023-2025
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 515/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 phê duyệt Chương trình tổng thể về phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2023 – 2025 (Chương trình) nhằm bảo tồn, phát huy bền vững giá trị văn hóa dân tộc. Chương trình sẽ triển khai tu bổ, phục hồi và tôn tạo cho 2 di sản văn hóa, thiên nhiên được UNESCO ghi danh và 15 di tích quốc gia đặc biệt đang xuống cấp.
Hà Nội: Trân quý gìn giữ giá trị di sản văn hóa ở khu Phố cổ
Khu Phố cổ Hà Nội được biết đến với 36 phố phường, mỗi tên phố đều gắn với chữ 'Hàng' đặc trưng và một nghề thủ công truyền thống do người dân bốn phương mang về khi di cư lên đất Kinh kỳ.
Trình diễn các di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Phú Thọ
Trong khuôn khổ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm 2023, liên tục các tối từ 22-24/4, tại quảng trường Hùng Vương, thành phố Việt Trì và Khu di tích lịch sử Đền Hùng sẽ diễn ra liên hoan, trình diễn các di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh.
Thanh Hóa: Đón nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội đền Bà Triệu
Lễ hội đền Bà Triệu (nơi thờ tự vị nữ anh hùng dân tộc Việt tên là Triệu Thị Trinh, người đã có công đánh đuổi quân xâm lược Đông Ngô vào giữa thế kỷ thứ 3) đền nằm trên núi Gai, thôn Phú Điền, xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc đã được đón nhận danh hiệu di sản phi vật thể quốc gia.
Thêm 10 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ra 10 quyết định công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Giữ gìn trang phục các dân tộc thiểu số trong thời kỳ hội nhập
(NĐ&ĐS) - Để phát huy và bảo tồn các giá trị truyền thống, tôn vinh bản sắc văn hóa dân tộc, Bộ VH-TT&DL đã phê duyệt đề án “Bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” với mức kinh phí ước tính 230 tỷ đồng.
Vinh danh nghệ thuật Bài chòi Trung bộ
(NĐ&ĐS) -Tối 5/5, Lễ đón Bằng của UNESCO ghi danh nghệ thuật Bài chòi Trung bộ Việt Nam là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại sẽ diễn ra tại TP Quy Nhơn (Bình Định). Ban tổ chức cho biết, gần 400 nghệ nhân, nghệ sĩ sẽ tham gia biểu diễn.