(NĐ&ĐS) - Cứ sáng thứ năm hàng tuần, những ổ bánh mì nóng giòn được các tình nguyện viên của Hội Chữ thập đỏ tỉnh Hưng Yên mang đến phục vụ miễn phí cho bệnh nhân nghèo tại Bệnh viện Đa khoa Hưng Hà, góp phần sẻ chia, giúp đỡ các bệnh nhân hoàn cảnh khó khăn giảm bớt chi phí cũng như tạo động lực để họ tiếp tục đấu tranh với bệnh tật.
Đều đặn, cứ 6h30 sáng thứ năm hàng tuần, khoảng 200 suất bánh mì nóng hổi được các tình nguyện viên tự tay vận chuyển và phát miễn phí cho các bệnh nhân và người nhà của họ. Mỗi suất gồm 1 chiếc bánh mỳ, 1 hộp sữa và 1 chai nước lọc.
Bánh mì được đặt tại 1 cơ sở uy tín tại thành phố Hưng Yên, 5h sáng sẽ có hội viên đến đợi tại lò bánh để lấy những mẻ bánh mới, nóng hổi mang đến bệnh viện trao tận tay người bệnh. Trước giờ phát bánh, các tình nguyện viên chia bánh, sữa, nước thành từng suất.Mỗi người được phân chia nhiệm vụ cụ thể để chuẩn bị cho suất ăn miễn phí đến tay người bệnh được sớm và kịp thời trước giờ uống thuốc.Mỗi suất gồm 1 bánh mì nóng, 1 sữa hộp và 1 chai nước lọc.
Chia sẻ về mô hình này, ông Trần Văn Đãi - Phó trưởng ban Phụ trách Ban Tuyên huấn Thanh thiếu niên Hội Chữ thập đỏ tỉnh Hưng Yên - cho biết: “Qua tìm hiểu thực tế, có rất nhiều bệnh nhân ở xa đến bệnh viện tỉnh điều trị nhưng không có điều kiện, mỗi bữa ăn cả người bệnh cả người nhà bệnh nhân chăm sóc đều ăn uống rất tiết kiệm, thiếu thốn. Thấu hiểu được điều đó, Hội đã lên ý tưởng cấp phát bữa ăn miễn phí cho mỗi bệnh nhân nghèo để họ phần nào an tâm điều trị và có thêm niềm tin vào cuộc sống”.
Bệnh nhân và người nhà bệnh nhân xếp hàng nhận suất bánh.Những ổ bánh mì được các tình nguyện viên, hội viên của Hội Chữ thập đỏ Hưng Yên trao tận tay từng bệnh nhân nghèo.
Ông Đãi cũng chia sẻ thêm, hoạt động phát bánh mì miễn phí nằm trong mô hình Cấp phát suất ăn miễn phí cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân của Hội Chữ thập đỏ Hưng Yên. Mặc dù mới triển khai được 4 tháng nhưng phong trào đã nhận được phản hồi rất tích cực. Hiện, tủ bánh được đặt tại sảnh A thuộc bệnh viện Đa khoa Hưng Hà (TP Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên) và phát miễn phí vào sáng thứ năm, từ 6h30 đến 8h sáng hàng tuần.
Ngoài phát tại sảnh A bệnh viện, các tình nguyện viên và hội viên Hội Chữ thập đỏ tỉnh sẽ mang lên tận phòng điều trị cho các bệnh nhân bệnh nặng, yếu, không thể tự đi lấy.
Ông Vũ Trọng Thăng (78 tuổi, xã Trung Nghĩa, Hưng Yên) cho biết: “Tôi đến đây chữa bệnh thế mà được các anh chị quan tâm tặng quà sáng thế này, tôi thấy rất phấn khởi. Với tôi, chỉ cần có ổ bánh mì từ thiện vào bữa sáng như vậy là quý lắm rồi, đây là một phần động viên khi tôi chữa bệnh xa nhà, quyết tâm chữa bệnh nhanh để về quê hương”.
Với các thành viên của Hội Chữ thập đỏ tỉnh Hưng Yên, không có gì vui, hạnh phúc hơn khi nhìn thấy những mảnh đời khó khăn, vất vả được nở nụ cười ấm áp.Mặc dù chỉ là những món quà nhỏ nhưng tình cảm và tấm lòng của mỗi tình nguyện viên đã mang lại niềm vui, ý nghĩa, tiếp thêm nghị lực cho những người có hoàn cảnh khó khăn tại đây.: Bên cạnh tủ bánh mì được đặt tại Bệnh viện Đa khoa Hưng Hà, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Hưng Yên còn triển khai các hoạt động nhân đạo như Học kì nhân ái, Gian hàng nhân ái, Hiến máu nhân đạo...Hình ảnh các hội viên Hội Chữ thập đỏ tỉnh Hưng Yên niềm nở trao tận tay những ổ bánh mì, những bịch sữa miễn phí cho bệnh nhân nghèo tại BVĐK Hưng Hà đã để lại ấn tượng đẹp cho nhiều người. Mong rằng, hình ảnh này tiếp tục được nhân rộng để người nghèo tiếp tục được sẻ chia từ nhiều tấm lòng tương thân, tương ái.
Ánh sáng tự nhiên và hoạt động thể chất đóng vai trò quan trọng đối với tình trạng sức khỏe của mắt. Thế nhưng, với trẻ sống ở thành phố, sau thời gian học ở trường, chỉ chủ yếu ở trong nhà, xem tivi, sử dụng điện thoại thông minh quá nhiều, hạn chế tiếp xúc với không gian, ánh sáng bên ngoài khiến thị lực bị ảnh hưởng.
Lễ hội Sen Hà Nội 2024 nhằm quảng bá, tôn vinh những nét đẹp, giá trị văn hoá của Thăng Long Hà Nội, của vùng đất Tây Hồ, của “Sen” - loài hoa tượng trưng cho khí phách, bản sắc tâm hồn Việt. Thông qua Lễ hội, giới thiệu những giá trị độc đáo của nghề “ướp trà sen” cũng như những nét đặc trưng riêng có của văn hoá sen trong đời sống người Việt.
Với những diễn biến có phần phức tạp và nguy hiểm của bệnh bạch hầu khiến người dân lo lắng, ngành y tế TP.HCM cũng đã triển khai nhiều biện pháp để đảm bảm an toàn sức khoẻ cộng đồng.
Với tinh thần tương thân tương ái, “lá lành đùm lá rách”, chương trình "Chiếc ô cho em" đã hỗ trợ tặng đồ dùng học tập như cặp học sinh, tập vở, dụng cụ học tập cho 1000 em học sinh tại 04 Trường học trên địa bàn huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước.
Phòng GD&ĐT quận Ba Đình đã phối hợp với các trường tiểu học trên địa bàn tổ chức các buổi tập huấn bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa (SGK) lớp 5 năm học 2024-2025.
Từ khi còn là sinh viên đến nay, anh Phạm Thiên Hoàng Duy (sinh năm 1993, tại phường Ngọc Hiệp, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) đã có 70 lần hiến máu tình nguyện. Nhiều lần trong số đó là hiến máu trong tình huống người bệnh cần khẩn cấp.
Nằm trong khuôn khổ các hoạt động tổ chức Chương trình Hành trình đỏ lần thứ 9 năm 2024, sáng 09/7, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện tỉnh Bắc Kạn tổ chức diễu hành tuyên truyền với chủ đề "Hành trình đỏ - Kết nối dòng máu Việt”.
Hiện việc xây dựng các đập lớn trên lưu vực sông Hồng đang dẫn đến nguy cơ biến đổi môi trường từ lắng đọng trầm tích ở vùng hạ lưu, tác động không nhỏ đến môi trường...
Chiều 8/7, Bộ Y tế cho biết, theo thông tin từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, trên địa bàn tỉnh Nghệ An (huyện Kỳ Sơn) đã ghi nhận trường hợp bệnh nhân tử vong do bệnh bạch hầu và trường hợp mắc bệnh tại tỉnh Bắc Giang (huyện Hiệp Hòa) có tiếp xúc gần với trường hợp tử vong nêu trên.