Người không viết được thì lập di chúc như thế nào?

Tạp Chí Nhân Đạo
Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 100, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 101 của

Bạn đọc Đào Đức Mạnh - Thái Bình đặt câu hỏi: Bác tôi muốn nhờ tôi viết di chúc cho bác vì 02 năm gần đây bác bị bệnh, không thể viết hay đánh máy bất kì văn bản nào. Mong luật sư tư vấn xem làm thế nào để di chúc của bác do tôi viết có hiệu lực khi mà bác tôi không thể ký được?

tu-van-phap-luat-thua-ke-19-1134
Ảnh minh họa

Luật sư Nguyễn Thị Yến -  Công ty Luật TNHH Everest (Tổng đài tư vấn 1900 6198) tư vấn:

Điều 634 Luật Dân sự năm 2015 quy định về di chúc có người làm chứng như sau:

“Trường hợp người lập di chúc không tự mình viết bản di chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc”.

Khoản 2 Điều 48 Luật công chứng cũng quy định:

“Việc điểm chỉ được thay thế việc ký trong trường hợp người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch không ký được do khuyết tật hoặc không biết ký. Khi điểm chỉ, người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch sử dụng ngón trỏ phải; nếu không điểm chỉ được bằng ngón trỏ phải thì điểm chỉ bằng ngón trỏ trái; trường hợp không thể điểm chỉ bằng hai ngón trỏ đó thì điểm chỉ bằng ngón khác và phải ghi rõ việc điểm chỉ đó bằng ngón nào, của bàn tay nào”.

Như vậy nếu bác của anh/chị không ký được thì vẫn có thể điểm chỉ vào di chúc. Đồng thời, nếu anh/chị được bác nhờ viết di chúc thì anh/chị cần phải có ít nhất là 2 người làm chứng tham gia vào quá trình này. Bác của anh/chị phải điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt người làm chứng và những người làm chứng phải xác nhận điểm chỉ của bác anh/chị và ký vào di chúc.

Theo Giadinhvietnam