Đến dự có ông Nguyễn Văn Thảnh, Phó Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam dioxin Tỉnh Long An; bà Phạm Thị Mỹ Ngọc, Phó Trưởng phòng Tài nguyên, môi trường huyện; bà Huỳnh Thị Thu Loan, Chủ tịch Hội Khuyến học huyện; bà Trần Thị Thuận, Ban Dân vận Huyện ủy…
Năm 2022, dù tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, đời sống người dân còn khó khăn, nhưng 11 Hội cơ sở xã, thị trấn vẫn hoạt động tốt. Hội đã bổ sung nhân sự kịp thời cho Hội xã Bình An, củng cố Hội xã Bình Thạnh, kết nạp mới 20 hội viên, nâng số hội viên toàn huyện lên 905, trong đó có 420 nữ. Tổng số nạn nhân chất độc da cam là 34 người, trong đó có 28 người hoạt động kháng chiến và 06 con của người hoạt động kháng chiến. Số người nghi phơi nhiễm, khuyết tật hưởng bảo trợ xã hội là 1.254 người.
Trong năm, Hội đã làm tốt công tác tuyên truyền Chỉ thị 43 của TW, Nghị định 31 của Chính phủ, Công ước Liên hiệp Quốc về quyền của người khuyết tật… được 06 cuộc với 149 lượt người dự. Hội còn phối hợp tuyên truyền kỷ niệm 61 năm “Ngày thảm họa da cam VN” với 14 tin bài trên Đài huyện, xã, 16 tin bài đăng báo Da Cam, Hoa Đàm, Long An. Về phong trào thi đua “Vì nạn nhân chất độc da cam”, Hội đã nuôi dưỡng thường xuyên 28 người với tổng số tiền trên 67 triệu đồng; nhân rộng mô hình xử lý rác, bảo vệ môi trường ở 04 tổ Thị trấn ra 03 tổ ở xã: Nhị Thành, Bình Thạnh, Bình An; thăm viếng 147 lượt nạn nhân da cam, người nghi phơi nhiễm, bệnh tật với số tiền trên 42 triệu đồng. Hội còn vận động 25 đoàn từ thiện với trên 3.900 lượt trị giá trên 2 tỷ đồng chăm sóc nạn nhân da cam và người nghi phơi nhiễm bằng quà, tiền mặt, 01 căn nhà tình thương, học bổng, quà Trung Thu, đường giao thông nông thôn…
Dịp này, Hội nạn nhân da cam huyện đã tặng 04 giấy khen cho các cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác Hội năm 2022 và ghi nhận các ý kiến thảo luận về ưu, khuyết điểm năm 2022, các giải pháp trong công tác Hội năm 2023.