Kiên Giang: Chia sẻ kinh nghiệm mô hình và các giải pháp giảm nhẹ rủi ro thiên tai dựa vào thiên nhiên

Phạm Hà Mi
Vừa qua, Hội Chữ thập đỏ (CTÐ) tỉnh Kiên Giang tổ chức tiếp và làm việc với Đoàn công tác Trung ương Hội CTĐ Việt Nam học tập, chia sẽ kinh nghiệm mô hình các giải pháp giảm nhẹ rủi ro thiên tai dựa vào thiên nhiên tại tỉnh Kiên Giang.
unnamed-3-1667912051.jpeg
Quang cảnh buổi làm việc

Tham dự buổi làm việc có ông Trần Sĩ Pha, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Công tác xã hội-Quản lý thảm họa TW Hội CTĐ Việt Nam; bà Phạm Thị Minh, Trưởng Đại diện Hội CTĐ Mỹ tại Việt Nam; Thường trực Hội CTĐ tỉnh Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế; đại diện các ban, ngành huyện, xã thuộc tỉnh Thanh Hóa; Về phía tỉnh Kiên Giang, tiếp và làm việc với Đoàn có ông Thái Văn Hai, Phó Chủ tịch Hội CTĐ tỉnh, ông Đoàn Chí Tâm, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT, TKCN và PTDS tỉnh – Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy Lợi, ông Nguyễn Ngọc Nại, Trưởng phòng Hành Chính Phòng chống thiên tai- Chi cục Thủy Lợi cùng các ông, bà là cán bộ Hội CTĐ Việt Nam, Văn phòng Đại diện Hội CTĐ Mỹ tại Việt Nam, Hội CTĐ tỉnh Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế và tỉnh Kiên Giang.

Tại Hội nghị, các đại biểu đã được nghe và thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm mô hình dự án kè chống sạt khu vực Mũi Rãnh - huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang; Mục tiêu của dự án nhằm: Khắc phục và phòng chống sạt lở, bảo vệ đất, rừng ngập mặn, đảm bảo an toàn cho tuyến đê biển Tây tỉnh Kiên Giang; Tạo bãi gây bồi kết hợp trồng rừng phòng hộ ven biển góp phần bảo vệ và cải thiện môi trường, thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng; Góp phần bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo vệ ổn định khu dân cư tạo điều kiện phát triển kinh tế;
Hiệu quả kinh tế - xã hội so với mục tiêu Dự án: Khắc phục và phòng chống sạt lở, bảo vệ đất, rừng ngập mặn, đảm bảo an toàn cho tuyến đê biển Tây tỉnh Kiên Giang; Tạo bãi gây bồi kết hợp trồng rừng phòng hộ ven biển góp phần bảo vệ và cải thiện môi trường, thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng; Góp phần bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo vệ ổn định khu dân cư tạo điều kiện phát triển kinh tế; Tác động và tính bền vững của dự án: Ngăn chặn sạt lở bờ biển khu vực Mũi Rãnh, huyện An Biên. Tạo bãi gây bồi để phục hồi rừng phòng hộ ven biển, ổn định khu dân cư phát triển kinh tế.

unnamed-1667912113.jpeg
Ông Trần Sĩ Pha, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Công tác xã hội-Quản lý thảm họa Trung ương Hội CTĐ Việt Nam phát biểu tại buổi làm việc

Chia sẻ tại Hội nghị, ông Trần Sĩ Pha - Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Hội, Trưởng Ban Công tác xã hội - Quản lý thảm hoạ Trung ương Hội CTĐ Việt Nam ghi nhận và đánh giá cao những kết quả đạt được của mô hình các giải pháp giảm nhẹ rủi ro thiên tai dựa vào thiên nhiên tại tỉnh Kiên Giang. Ghi nhận các ý kiến chia sẻ kinh nghiệm mô hình và các giải pháp giảm nhẹ rủi ro thiên tai dựa vào thiên nhiên tại tỉnh Kiên Giang, tỉnh Thanh Hoá và Thừa Thiên Huế; Chia sẻ kết quả thí điểm của “Dự án xanh hoá hoạt động giảm nhẹ rủi ro thiên tai bảo vệ tính mạng thông qua việc hoà hợp với thiên nhiên” và một số giải pháp hiệu quả về cơ cấu tổ chức hoạt động trong thời gian tới như: ứng phó với nắng nóng, bão lũ… hành động sớm với các loại hình thiên tai có thể xãy ra; phòng ngừa từ sớm, từ xa, trồng cây, cỏ để bảo vệ đê, kè… Đây là dự án thí điểm đầu tiên giảm nhẹ rủi ro thiên tai dựa vào thiên nhiên được triển khai tại tỉnh Thanh Hoá nhằm tăng cường bảo vệ môi trường và thời gian tới sẽ nhân rộng ra các tỉnh, thành phố; là mô hình mới được Hội Chữ thập đỏ Mỹ tài trợ dự án.

unnamed-1-1667912205.jpeg
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Hội nghị

Hoàng Đông