Hội thảo góp ý hoàn thiện Khung kế hoạch hành động về Hỗ trợ tài chính dựa vào dự báo

Tạp Chí Nhân Đạo
(NĐ&ĐS) - Sáng ngày 29/10, tại T.Ư Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã diễn ra Hội thảo Hoàn thiện Khung kế hoạch hành động về Hỗ trợ tài chính dựa vào dự báo (FbF) giai đoạn 2020 – 2025.
A2
Ông Vũ Ngọc Kiên – chuyên viên Ban Quản lý Thảm họa trình bày tại buổi Hội thảo

Hội thảo được tổ chức nhằm mục đích Định hướng và kế hoạch thực hiện hành động sớm thông qua cách tiếp cận FbF của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam; Lồng ghép các hành động nhân đạo thông qua cách tiếp cận FbF vào cơ chế ứng phó thiên tai hiện tại của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam; Nâng cao năng lực của VNRC trong lĩnh vực triển khai FbF; Tăng cường vận động chính sách và truyền thông về cách tiếp cận FbF; Tăng cường và mở rộng các mối quan hệ đối tác và thúc đẩy tính đổi mới trong cách tiếp cận FbF.

Tại Hội thảo, ông Vũ Ngọc Kiên – chuyên viên Ban Quản lý Thảm họa (T.Ư Hội Chữ thập đỏ Việt Nam) đã nêu định hướng và kế hoạch thực hiện hành động sớm thông qua tiếp cận FbF của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam. Khung hoạt động này phù hợp với khung hoạt động và cam kết về FbF của phong trào Chữ thập đỏ – Trăng lưỡi liềm đỏ và sẽ được lồng ghép chiến lược đến 2030 của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.

A3
Hội Chữ thập đỏ Việt Nam lập điểm tránh nóng thí điểm cho người dân tại Hà Nội.

Với vai trò bổ trợ cho Chính phủ trong ứng phó thảm họa, là tổ chức tiên phong áp dụng thành công cách tiếp cận Hỗ trợ Tài chính dựa vào Dự báo (FbF) trong hoạt động nhân đạo nhằm hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi nắng nóng, bão, lũ, hạn hán và rét đậm, rét hại, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam sẽ giới thiệu cách tiếp cận FbF tới các cấp Hội để có được sự đồng thuận thuận và ứng dụng vào công tác quản lý thảm hoạ và ứng phó khẩn cấp.

Với các đối tác bên ngoài, sẽ giới thiệu các cơ chế hiện có ứng phó khẩn cấp với các bộ, ban, ngành và nhóm kỹ thuật để phổ biến và vận động chính sách cho cách tiếp cận FbF; Tích cực tham gia với chính quyền các địa phương, các tỉnh thành và nhằm tạo thuận lợi cho việc hợp tác trong việc thí điểm FbF tại các địa bàn được lựa chọn.

Phối hợp chặt chẽ với các đối tác trong Phong trào, Hội Chữ thập đỏ Đức và các đối tác bên ngoài, tạo điều kiện cho các đối tác và nhà tài trợ tiềm năng tham gia thực hiện cách tiếp cận FbF, đồng thời điều chỉnh cách tiếp cận FbF phù hợp với bối cảnh tại Việt Nam; Phối hợp với Hội CTĐ Đức và các đối tác trong việc đánh giá, đưa ra các bài học kinh nghiệm.

Lã Hằng