Tuyên bố cũng nhấn mạnh mục tiêu dần loại bỏ than đá và xây dựng các nguồn năng lượng sạch và tái tạo "một cách công bằng về mặt xã hội."
Lãnh đạo các nước đối tác tham dự hội nghị gồm Ấn Độ, Indonesia, Senegal, Nam Phi và Argentina cũng nhất trí với các mục tiêu này.
Trước đó, đồng Chủ tịch đảng Xanh của Đức, bà Ricarda Lang đã kêu gọi các nhà lãnh đạo G7 coi việc tìm ra các biện pháp ứng phó với cuộc khủng hoảng khí hậu toàn cầu là một trọng tâm của hội nghị, đồng thời các quyết định đưa ra phải dựa trên các mục tiêu của Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, coi đây là "kim chỉ nam" cho các quyết định của hội nghị.
Bà nhấn mạnh rằng các mục tiêu trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu phải tiếp tục là "định hướng hành động" và không nên đảo ngược tiến trình loại bỏ liệu hóa thạch.
Liên quan tới vấn đề này, theo một tuyên bố chung của Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen được đưa ra bên lề Hội nghị thượng đỉnh G7, các nước sẽ hợp tác cùng nhau nhằm tiến tới chấm dứt sự phụ thuộc của châu Âu vào năng lượng của Nga.
Tuyên bố này cũng cho biết, do cuộc chiến ở Ukraine, Mỹ đã tăng gần gấp ba lần kim ngạch xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) sang châu Âu. Kể từ tháng Ba, xuất khẩu LNG toàn cầu sang châu Âu đã tăng 75% so với năm 2021
Trong phiên thảo luận về vấn đề an ninh lương thực và nguy cơ nạn xảy ra nạn đói, Tổng Thư ký Liên hợp quốc António Guterres cũng sẽ được kết nối qua đường truyền video để phát biểu và tham dự phiên thảo luận.