Vợ chồng bác sĩ vay tiền xây nhà lưu trú miễn phí cho bệnh nhân nghèo

Nguyễn Diệp Linh
Thấu hiếu sự khó khăn của bệnh nhân nghèo từ tỉnh lẻ về TP.HCM chữa bệnh, vợ chồng bác sĩ Lê Thanh Nga xây nhà trọ, tiếp nhận bệnh nhân đến ăn ở miễn phí.

Nhà lưu trú 0 đồng nằm tại số 340/14 đường Long Phước (phường Long Phước, TP Thủ Đức, TP.HCM) do vợ chồng bác sĩ Lê Thanh Nga (44 tuổi) và lương y Đỗ Huỳnh Văn Huy (47 tuổi) xây dựng với kinh phí hơn 3 tỷ đồng. Ngôi nhà 1 trệt 1 lầu đã “cưu mang” hàng nghìn bệnh nhân và thân nhân từ khắp cả nước đến TP.HCM khám, chữa bệnh.

Chứng kiến bệnh nhân nghèo vất vả đi thuê nhà trọ, vợ chồng bác sĩ Lê Thanh Nga quyết định vay vốn ngân hàng xây nhà lưu trú, tiếp nhận bệnh nhân và người nhà bệnh nhân đến ăn ở miễn phí.Chứng kiến bệnh nhân nghèo vất vả đi thuê nhà trọ, vợ chồng bác sĩ Lê Thanh Nga quyết định vay vốn ngân hàng xây nhà lưu trú, tiếp nhận bệnh nhân và người nhà bệnh nhân đến ăn ở miễn phí.

Chia sẻ khó khăn với bệnh nhân nghèo

Căn nhà lưu trú miễn phí được xây dựng vào tháng 12/2022, có sức chứa hơn 40 bệnh nhân. Dù được gọi là nhà trọ lưu trú nhưng nơi đây được thiết kế rộng rãi, khang trang gồm hồ điều hòa nhỏ nuôi cá, vườn rau xanh với nhiều loại rau, củ quả. Chưa kể bên trong căn nhà cũng được trang bị đầy đủ nội thất, từ quạt máy hơi nước cho tới bếp nấu ăn. Căn nhà này đầy đủ tiện nghi khác xa với khái niệm “nhà trọ lưu trú miễn phí” thiếu thốn cơ sở vật chất mà nhiều người vẫn nghĩ.

Dù rất bận bịu, thế nhưng mỗi ngày bác sĩ Lê Thanh Nga (áo vàng) đều gác lại công việc cá nhân để về nhà trọ lưu trú thăm khám và động viên tinh thần các bênh nhân.

Dù rất bận bịu, thế nhưng mỗi ngày bác sĩ Lê Thanh Nga (áo vàng) đều gác lại công việc cá nhân để về nhà trọ lưu trú thăm khám và động viên tinh thần các bênh nhân.

Bác sĩ Nga cho biết, hai vợ chồng đã làm từ thiện hơn 20 năm và ngôi nhà lưu trú dành cho bệnh nhân nghèo là đứa con tinh thần được ấp ủ trong suốt hành trình giúp đỡ những mảnh đời cơ cực.

Trong quá trình thăm khám, điều trị, không ít lần bác sĩ Nga chứng kiến sự khó khăn của bệnh nhân vì không có nơi lưu trú. Do đó, bác sĩ Nga đã quyết tâm xây dựng nhà trọ lưu trú dành riêng cho bệnh nhân nghèo nhằm chia sẻ bớt gánh nặng cơm áo gạo tiền.

“Cảnh bệnh nhân và người thân nằm co ro ở ghế đá, hành lang bệnh viện luôn gây ám ảnh cho tôi, thôi thúc tôi phải làm điều gì đó giúp đỡ họ. Trong khả năng hạn hẹp của mình, tôi chỉ có thể giúp họ có bữa cơm ấm bụng hay ít nhất là có nơi để lui về nghỉ ngơi sau những ngày dài mệt mỏi chiến đấu cùng bệnh tật”, bác sĩ Nga nói.

Phía sau khu nhà trọ lưu trú là sân vườn do chính vợ chồng lương y Đỗ Huỳnh Văn Huy thiết kế, trồng rau củ quả phục vụ một phần nhu cầu của người bệnh.

Phía sau khu nhà trọ lưu trú là sân vườn do chính vợ chồng lương y Đỗ Huỳnh Văn Huy thiết kế, trồng rau củ quả phục vụ một phần nhu cầu của người bệnh.

Để xây nhà trọ lưu trú dành cho bênh nhân nghèo, vợ chồng bác sĩ Nga đã gặp không ít khó khăn, nhất là về tài chính. Theo bác sĩ Nga, cho tới thời điểm hiện tại vợ chồng bà vẫn đang vay ngân hàng: “Thời điểm xây nhà, vợ chồng tôi thiếu tiền nên đã vay ngân hàng chút đỉnh. Dù bây giờ vẫn trả lãi hàng tháng, nhưng vợ chồng tôi thấy hạnh phúc vì giúp được nhiều bệnh nhân nghèo”.

Lương y Đỗ Huỳnh Văn Huy cho biết thêm, chính quyền địa phương hỗ trợ hết mình khi thấy vợ chồng làm điều có ý nghĩa. Bệnh nhân và người thân có nhu cầu lưu trú chỉ cần mang chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân đến cơ quan chức năng, chính quyền địa phương sẽ hỗ trợ làm thủ tục đăng ký tạm trú.

“Cưu mang” những mảnh đời cơ cực

Hiện tại, nhà trọ của vợ chồng bác sĩ Nga đang cưu mang hơn 30 người gồm bệnh nhân nghèo và người thân của Họ. Mỗi người ở đây đều là những mảnh đời cơ cực, có người đang điều trị bệnh xương khớp, cũng có người phải chống chọi với căn bệnh ung thư quái ác.

Chị Điểu Thị Rơi (đồng bào người M'nông, quê Bình Phước) cho biết, mỗi tháng tiết kiệm được hơn 2 triệu đồng thuê nhà trọ.

Chị Điểu Thị Rơi (đồng bào người M'nông, quê Bình Phước) cho biết, mỗi tháng tiết kiệm được hơn 2 triệu đồng thuê nhà trọ.

Một mình đưa con nhỏ từ Bình Phước xuống TP.HCM trị ung thư da, chị Điểu Thị Rơi (SN 1991, người đồng bào M’nông, quê Bình Phước) xúc động khi được vợ chồng bác sĩ Nga giúp đỡ.

“Cảm ơn vợ chồng bác sĩ Nga rất nhiều, nếu không có nhà trọ lưu trú thì mẹ con tôi không biết sẽ ra sao. Tiền không có, tiếng phổ thông cũng không rành khiến tôi giao tiếp khó khăn. Được bác sĩ Nga giúp đỡ, tôi yên tâm lắm. Con tôi được điều trị, chúng tôi có chỗ ăn ngủ miễn phí”, chị Rơi nói.

Khác với chị Rơi, bà Hà Mỹ Duyên (56 tuổi, đang điều trị thoái hóa khớp) là người gắn bó với nhà trọ lưu trú trong thời gian dài. Thông qua truyền thông báo đài, bà Duyên biết đến nhà trọ của vợ chồng bác sĩ Nga nên tìm đến xin ở.

“Ở đây thoải mái hơn nhà tôi. Chúng tôi được ăn uống, ngủ nghỉ và thậm chí là được hỗ trợ thăm khám miễn phí. Bản thân tôi bị đau xương khớp triền miên, nhờ sự giúp đỡ của vợ chồng bác sĩ Nga nên sức khỏe tôi bây giờ cải thiện rõ rệt”, bà Duyên chia sẻ.

Hơn 20 năm qua, vợ chồng bác sĩ Lê Thanh Nga luôn tận tụy với công việc cứu người, giúp đời.

Hơn 20 năm qua, vợ chồng bác sĩ Lê Thanh Nga luôn tận tụy với công việc cứu người, giúp đời.

Khi được hỏi có nhớ đã cưu mang bao nhiêu người không, Bác sĩ Nga lắc đầu: “Tôi không nhớ, cũng không thể thống kê được vì mỗi tháng nhà trọ lưu trú đón và đưa nhiều người. Tôi chỉ ước mình đủ duyên, đủ điều kiện tài chính để kết nối những tấm lòng đồng hành cùng nhiều mảnh đời cơ cực”.

Trước đây bác sĩ Nga từng công tác tại Bệnh viện Quân Y 175 và hiện tại đã nghỉ việc, thỉnh thoảng chỉ đi thỉnh giảng tại một số trường đại học. Chi phí để duy trì nhà trọ phần lớn là dựa vào thu nhập từ việc nghiên cứu, bào chế thuốc đông y tại phòng khám đông y của hai vợ chồng, bên cạnh đó là kinh doanh riêng.

“Mỗi tháng chi phí ăn uống, điện nước và thuốc men cho riêng những bệnh nhân đang lưu trú tại đây khoảng hơn 65 triệu đồng. Tất cả số tiền đó vợ chồng tôi đều trích từ túi của mình ra, còn lâu lâu thì có nhà hảo tâm hỗ trợ rau củ quả hay gạo”, bác sĩ Nga cho biết thêm.

Lương Ý