Đoàn Thanh niên T.Ư Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) Việt Nam phối hợp với Hội CTĐ tỉnh Phú Thọ tổ chức khai trương “Gian hàng CTĐ” tại xã Đồng Lạc, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ vào ngày 9/4.
Gian hàng Chữ thập đỏ - mô hình đầu tiên do Đoàn Thanh niên T.Ư Hội CTĐ triển khai. Ảnh: Đàm Nhi
Theo bà Đàm Thị Nhi – Bí thư Đoàn thanh niên T.Ư Hội CTĐ Việt Nam, tại T.Ư Hội có nhiều cá nhân, tập thể gửi ủng hộ quần áo đã qua sử dụng đến đồng bào nghèo, tuy nhiên, việc vận chuyển đến các tỉnh, thành Hội hoặc các Trung tâm gặp khó khăn về mặt kinh phí và phương tiện vận chuyển, hơn nữa nơi lưu trữ cũng hạn chế về diện tích cũng như các điều kiện bảo quản khác. Vì vậy, Đoàn Thanh niên Cơ quan T.Ư Hội tổ chức thành lập “Gian hàng CTĐ” nhằm cung cấp các đồ dùng đã qua sử dụng cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn theo phương châm “Ai dư mang cho, ai thiếu đến lấy”.
Ông Bùi Văn Huấn - Chủ tịch Hội CTĐ tỉnh Phú Thọ, đánh giá cao mô hình mới này, đặc biệt lại được triển khai tại một xã nghèo của huyện Yên Lập. “Đây là mô hình mới và phù hợp với nhu cầu của địa phương. Dự kiến trong thời gian tới, chúng tôi sẽ mở rộng mô hình “Gian hàng CTĐ” ra các địa phương khác trong tỉnh”, ông Huấn cho biết.
Một tay cầm túi quà CTĐ, một tay cầm túi quần áo vừa lựa chọn tại Gian hàng, cụ Đào Thị Xuân (84 tuổi, ở xóm An Lạc, xã Đồng Lạc) cười nói: “Hôm nay tôi vui lắm. Vừa được đến khám bệnh, nhận thuốc, nhận quà, lại còn chọn thêm nhiều quần áo về cho tôi và các con, cháu mặc. Tôi thấy CTĐ làm gian hàng như thế này rất ý nghĩa, đặc biệt với những người nghèo như chúng tôi”.
Trong ngày đầu khai trương, “Gian hàng CTĐ” đã thu hút sự ủng hộ của đông đảo nhân dân địa phương. Với mặt hàng phong phú (quần áo, giày dép, sách vở, đồ dùng gia đình....), mong rằng, gian hàng sẽ mang một nét mới trong thói quen sinh hoạt của người dân xã Đồng Lạc.
Sau buổi khai trương, Gian hàng được giao cho Hội CTĐ xã Đồng Lạc phối hợp với Đoàn thanh niên xã phân công cán bộ/đoàn viên thanh niên, tình nguyện viên tham gia trực tại gian hàng 2-3 ngày/tuần, có thông báo cụ thể đến các thôn, xóm, các chi hội để bà con đến nhận hàng hoặc trao đổi hàng.
Bà con là hộ nghèo, cận nghèo nhận hàng từ thiện miễn phí toàn bộ, hoặc ủng hộ tuỳ tâm vào “Thùng quỹ nhân đạo” đặt tại gian hàng theo tinh thần “Lá rách ít đùm lá rách nhiều”. Đối với bà con không thuộc diện hộ nghèo mà có nhu cầu lấy hàng, sẽ từ thiện ủng hộ vào “Thùng quỹ nhân đạo” tối thiểu 5.000 - 10.000đ/chiếc quần, áo hoặc các đồ dùng khác; 30.000đ/bộ sách giáo khoa cũ.
Toàn bộ kinh phí thu được từ gian hàng giao Hội CTĐ xã phối hợp với Đoàn thanh niên, Hội Phụ nữ xã mở “Thùng quỹ nhân đạo” vào cuối năm để triển khai các hoạt động hỗ trợ nhân đạo tại địa phương.
Bà Nhi cho biết, Đoàn Thanh niên T.Ư Hội sẽ tổ chức thu gom, lọc quần áo cũ tại cơ quan T.Ư Hội do các đơn vị, cá nhân ủng hộ. Hàng năm, kết thúc năm học, Đoàn Thanh niên sẽ vận động sách cũ, quần áo đồng phục đã qua sử dụng để cung cấp nguồn hàng cho gian hàng hoạt động. Đây là mô hình đầu tiên do Đoàn Thanh niên CTĐ triển khai. Dự kiến mô hình sẽ tiếp tục được nhân rộng tới nhiều địa phương khác.
Cũng trong Chương trình, Đoàn đã khám, cấp thuốc miễn phí và tặng quà cho 200 người nghèo, người khuyết tật, nạn nhân chất độc da cam (trị giá 350.000đ/đối tượng); tặng 20 suất học bổng cho học sinh nghèo học giỏi, mỗi suất trị giá 500.000đ. Toàn bộ kinh phí cho hoạt động trên do Tập đoàn Y tế AMV, Công ty tổ chức sự kiện Hoàng Gia và các cá nhân hảo tâm hỗ trợ.
Đoàn đã khám, cấp thuốc miễn phí và tặng quà cho 200 người nghèo, người khuyết tật, nạn nhân chất độc da cam.
Ánh sáng tự nhiên và hoạt động thể chất đóng vai trò quan trọng đối với tình trạng sức khỏe của mắt. Thế nhưng, với trẻ sống ở thành phố, sau thời gian học ở trường, chỉ chủ yếu ở trong nhà, xem tivi, sử dụng điện thoại thông minh quá nhiều, hạn chế tiếp xúc với không gian, ánh sáng bên ngoài khiến thị lực bị ảnh hưởng.
Lễ hội Sen Hà Nội 2024 nhằm quảng bá, tôn vinh những nét đẹp, giá trị văn hoá của Thăng Long Hà Nội, của vùng đất Tây Hồ, của “Sen” - loài hoa tượng trưng cho khí phách, bản sắc tâm hồn Việt. Thông qua Lễ hội, giới thiệu những giá trị độc đáo của nghề “ướp trà sen” cũng như những nét đặc trưng riêng có của văn hoá sen trong đời sống người Việt.
Với những diễn biến có phần phức tạp và nguy hiểm của bệnh bạch hầu khiến người dân lo lắng, ngành y tế TP.HCM cũng đã triển khai nhiều biện pháp để đảm bảm an toàn sức khoẻ cộng đồng.
Với tinh thần tương thân tương ái, “lá lành đùm lá rách”, chương trình "Chiếc ô cho em" đã hỗ trợ tặng đồ dùng học tập như cặp học sinh, tập vở, dụng cụ học tập cho 1000 em học sinh tại 04 Trường học trên địa bàn huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước.
Phòng GD&ĐT quận Ba Đình đã phối hợp với các trường tiểu học trên địa bàn tổ chức các buổi tập huấn bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa (SGK) lớp 5 năm học 2024-2025.
Từ khi còn là sinh viên đến nay, anh Phạm Thiên Hoàng Duy (sinh năm 1993, tại phường Ngọc Hiệp, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) đã có 70 lần hiến máu tình nguyện. Nhiều lần trong số đó là hiến máu trong tình huống người bệnh cần khẩn cấp.
Nằm trong khuôn khổ các hoạt động tổ chức Chương trình Hành trình đỏ lần thứ 9 năm 2024, sáng 09/7, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện tỉnh Bắc Kạn tổ chức diễu hành tuyên truyền với chủ đề "Hành trình đỏ - Kết nối dòng máu Việt”.
Hiện việc xây dựng các đập lớn trên lưu vực sông Hồng đang dẫn đến nguy cơ biến đổi môi trường từ lắng đọng trầm tích ở vùng hạ lưu, tác động không nhỏ đến môi trường...
Chiều 8/7, Bộ Y tế cho biết, theo thông tin từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, trên địa bàn tỉnh Nghệ An (huyện Kỳ Sơn) đã ghi nhận trường hợp bệnh nhân tử vong do bệnh bạch hầu và trường hợp mắc bệnh tại tỉnh Bắc Giang (huyện Hiệp Hòa) có tiếp xúc gần với trường hợp tử vong nêu trên.