Tại hội thảo đã cập nhật các quy định quản lý mới được ban hành, tập trung vào các chất được kiểm soát theo Nghị định thư Montreal trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, Nghị định số 06/2022/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 01/2022/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Theo thông tin từ Bộ Tài nguyên và Môi trường, thời gian qua, Cục Biến đổi khí hậu đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thuộc Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính trong hoạt động kiểm soát và báo cáo lượng tiêu thụ quốc gia các chất được kiểm soát. Ngày 20/2/2020, Cục Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan đã ký kết Biên bản hợp tác giữa hai cơ quan về trao đổi thông tin và tăng cường năng lực cho cán bộ hải quan trong việc thực hiện Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn ở Việt Nam.
Bà Mai Kim Liên - Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho hay, là thành viên tham gia Nghị định thư Montreal, Việt Nam có nghĩa vụ kiểm soát và loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn theo lộ trình thực hiện Nghị định thư Montreal. Các chất được kiểm soát, loại trừ theo quy định của Nghị định thư Montreal bao gồm: CFC, Halon, CTC, HCFC, HFC và Methyl Bromide; các chất này được sử dụng trong lĩnh vực sản xuất điều hòa không khí, thiết bị làm lạnh, sản xuất xốp, dập cháy và kiểm dịch cho hàng xuất khẩu.
Trên cơ sở thỏa thuận hợp tác đã ký giữa Cục Biến đổi khí hậu đã phối hợp chặt chẽ với Tổng cục Hải quan (Cục Điều tra chống buôn lậu), từ năm 2013 trong việc quản lý các chất HCFC, đặc biệt là việc kiểm soát xuất - nhập khẩu, ngăn chặn buôn bán bất hợp pháp các chất HCFC.(các chất HCFC được các doanh nghiệp sử dụng trong sản xuất điều hòa không khí, sản xuất thiết bị lạnh, sản xuất xốp…). đáp ứng nghĩa vụ của quốc gia thành viên thi hành Nghị định thư Montreal, trong khuôn khổ Kế hoạch quản lý, loại trừ các chất HCFC của Việt Nam giai đoạn 1 đã có gần 600 cán bộ hải quan được tập huấn về kiểm soát xuất nhập khẩu các chất HCFC, nâng cao nhận thức về phòng chống buôn bán bất hợp pháp các chất HCFC và bảo vệ tầng ô-dôn.
Đại diện Tổng cục Hải quan ông Vũ Quang Toàn Phó Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu nhấn mạnh: Cơ quan Hải quan là một mắt xích quan trọng trong công tác kiểm soát hoạt động xuất nhập khẩu các chất làm suy giảm tầng ô dôn tại biên giới và góp phần thực hiện cam kết của Việt Nam trong loại trừ hoàn toàn việc tiêu thụ chất làm suy giảm tầng ô-dôn.
Những giải pháp nhằm giảm trừ hiệu ứng nhà kính
Trồng nhiều cây xanh, không phá rừng bừa bãi.Ngăn chặn nạn phá rừng, tích cực trồng và chăm sóc rừng là một yếu tố không thể thiếu cho cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu. Được biết, nạn phá rừng vốn là nguyên nhân gây ra 20% khí thải CO2 mỗi năm.
Sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, Việc dùng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng (điện, xăng dầu, than củi,…) cùng các tài nguyên (nước ngọt, rừng, tài nguyên sinh học, khoáng sản…) trong sản xuất và sinh hoạt sẽ góp phần hạn chế hiệu ứng nhà kính.
Cả nước hiện nay có khoảng hơn 10 triệu hộ dùng điện, chỉ cần mỗi hộ thay một bóng đèn sợi đốt hoặc neon bằng đèn compact thì trung bình mỗi hộ tiết kiệm được 9W, toàn quốc sẽ tiết kiệm được 90MW điện vào giờ cao điểm.
Tắt nguồn điện khi không sử dụng. Tiết kiệm điện và giảm sự nóng lên toàn cầu bằng cách tắt đèn khi ra khỏi phòng. Và hãy nhớ tắt ti vi và máy tính của bạn khi bạn không sử dụng chúng. Tắt nước khi bạn không sử dụng nó. Trong khi đánh răng hay rửa xe, tắt nước cho đến khi bạn thực sự cần nó để rửa. Bạn sẽ làm giảm hóa đơn tiền nước của bạn và giúp bảo tồn một nguồn tài nguyên quan trọng.
Một phần điện năng được sản xuất từ việc đốt các nhiên liệu hóa thạch, sinh ra một lượng khí CO2 lớn. Hãy sử dụng ánh sáng tự nhiên, dùng bóng đèn tiết kiệm điện, tắt hết các thiết bị điện khi ra khỏi phòng.
Sử dụng các nguồn năng lượng sạch. Hạn chế sử dụng nhiêu liệu hóa thạch và tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế. Nhiên liệu hóa thạch (than đá, dầu mỏ…) là nguồn gây hiệu ứng nhà kính rất lớn. Con người đã và đang tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế thân thiện môi trường như năng lượng gió, mặt trời, thủy triều, địa nhiệt…
Cải tạo nâng cấp hạ tầng, những cải tiến như tăng cường hệ thống bảo ôn, xây dựng các loại nhà thân thiện môi trường… sẽ tiết kiệm được nhiều nhiên liệu và giảm phát thải khí nhà kính. Ngoài ra, đường xá cũng cần được đầu tư thỏa đáng để giảm nhiên liệu tiêu thụ cho xe cộ, giảm phát thải khí nhà kính vào môi trường. Thay thế các vật liệu trang trí nhà bằng bề mặt gương, kính bằng các loại vật liệu khác.
Sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, Việc sử dụng các phương tiện giao thông công cộng cũng góp phần đáng kể việc giảm thải các khí gây hiệu ứng nhà kính vào khí quyển.
Tái sử dụng và tái chế, góp phần giảm thiểu chất thải bằng cách chọn các sản phẩm tái sử dụng thay vì dùng một lần. Mua sản phẩm với bao bì tối thiểu sẽ giúp giảm chất thải. Bạn có thể tái chế giấy, nhựa, báo, thủy tinh và lon nhôm… bất cứ lúc nào. Bằng cách tái chế một nửa số rác thải sinh hoạt của bạn, bạn có thể giảm khoảng 1,2 tấn khí CO2 mỗi năm.
Đầu tư công nghệ sạch vào sản xuất, Các doanh nghiệp, cơ sơ sản xuất phải triển khai và áp dụng mô hình công nghệ sản xuất sạch hơn vào trong cả vòng đời của quy trình sản xuất từ lúc lựa chọn nguyên liệu đầu vào đến khi tiêu thụ và sử dụng sản phẩm. Nghiên cứu và áp dụng các thành tựu, sản phẩm khoa học thích ứng với biến đổi khí hậu vào thực tế.
Tuyên truyền, nâng cao ý thức về hiệu ứng nhà kính, phổ biến thông tin, nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu (nguyên nhân, tác động và giải pháp ứng phó khẩn cấp…) cho các cộng đồng dễ bị tổn thương.
PV