Đơn phương chấm dứt HĐLĐ như thế nào là đúng luật?

Tạp Chí Nhân Đạo
(NĐ&ĐS) - Trường hợp nào là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật, trách nhiệm của người sử dụng lao động cũng như người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động như thế nào?
Nghĩa-vụ-của-NSDLĐ-và-NLĐ-khi-đơn-phương-chấm-dứt-hợp-đồng-lao-động-trái-pháp-luật-sblaw
Để phân biệt quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động với quyền đơn phương chấm dứt  hợp đồng lao động của người lao động thì phân biệt theo các tiêu chí

Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng tại Điều 428:

1. Một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

2. Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc chấm dứt hợp đồng, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

3. Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt kể từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán phần nghĩa vụ đã thực hiện.

4. Bên bị thiệt hại do hành vi không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng của bên kia được bồi thường.

5. Trường hợp việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng không có căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này thì bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng được xác định là bên vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan do không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng.”

Theo quy định này thì một bên được quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng trong các trường hợp sau đây:

(i) bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng, khiến cho bên bị vi phạm không đạt được mục đích giao kết hợp đồng;

(ii) các bên đã có thỏa thuận trước về điều kiện được đơn phương;

(iii) pháp luật có quy định về các trường hợp được đơn phương.

Quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng có thể xảy ra khi có sự vi phạm hợp đồng hoặc không có vi phạm hợp đồng của bên kia. Khi đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo các trường hợp được quy định phù hợp với khoản 1 Điều này, bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng không phải bồi thường thiệt hại. 

Về hậu quả pháp lý của việc tuyên bố đơn phương. Không giống như hủy bỏ hợp đồng, việc tuyên bố đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng chỉ làm cho hợp đồng chấm dứt việc thực hiện từ thời điểm bên kia nhận được thông báo. Tức là, phần hợp đồng đã được thực hiện vẫn có giá trị pháp lý. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán. Đối với các thỏa thuận thuộc phần hợp đồng bị chấm dứt từ thời điểm đơn phương, các bên không phải tiếp tục thực hiện, trừ các thỏa thuận liên quan đến phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại hoặc thỏa thuận giải quyết tranh chấp.

Trường hợp việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng không có căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này thì bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng được xác định là bên vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan do không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng.

Như vậy, có ba trường hợp được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng gồm có vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ, do thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng thì các bên không phải thực hiện hợp đồng kể từ thời điểm nhận được thông báo chấm dứt. Bên bị thiệt hại do hành vi không thực hiện đúng nghĩa vụ được quyền yêu cầu bồi thường.

Thùy Linh