Điện Biên: Bảo vệ tài nguyên khoáng sản - yếu tố quan trọng để giảm nghèo bền vững

Phạm Hà Mi
Điện Biên là một trong những địa phương thực hiện tương đối tốt công tác bảo vệ tài nguyên... Đặc biệt, đối với hoạt động khoáng sản, loại khoáng sản chưa khai thác. Đây là một trong những yếu tố tạo ra nguồn lực để địa phương thực hiện tốt mục tiêu xóa đói, giảm nghèo và giảm nghèo bền vững…

Để không làm thất thoát nguồn lực từ tài nguyên, trong đó phải kể đến lĩnh vực khoáng sản chưa khai thác. Thời gian qua, công tác bảo vệ các hoạt động khoáng sản, tỉnh Điện Biên đã phổ biến pháp luật khoáng sản nói chung, đối với đá làm vật liệu xây dựng nói riêng nhằm tạo sự chuyển biến nhận thức và hành động đối với công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác. Đặc biệt, sử dụng các biện pháp, chế tài sau các hoạt động kiểm tra, thanh tra... nhằm chấm dứt tình trạng khai thác khoáng sản trái phép. Đây là một trong những nguồn lực trọng yếu của địa phương, là nền tảng phục vụ công tác xóa đói, giảm nghèo của địa phương.

Để đánh giá lại hoạt động quản lý Nhà nước về lĩnh vực khoáng sản, ông Nguyễn Thành Trung, Trưởng phòng khoáng sản và tài nguyên nước, Sở TN&MT Điện Biên, cho biết: Trong năm 2022, trên địa bàn tỉnh đã cấp 11 giấy phép thăm dò khoáng sản. Trong đó: 01 giấy phép thăm dò khoáng sản đất làm vật liệu san lấp, 10 giấy phép thăm dò cát sỏi, xác nhận 05 khu vực đăng ký khai thác, tận dụng đất và 02 khu vực đăng ký khai thác đá cát trong phạm vi dự án các công trình, thu hồi cát trong quá trình nạo vét lòng hồ đối với 02 dự án.

z3404993111370_3a93cb22dc620473e7b8e3ffd39e2f1d(1).jpgĐiện Biên tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực khoáng sản. Điểm khai thác cát xã Pom Lót, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên

Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 24 giấy phép khai thác khoáng sản còn hiệu lực. Trong đó: 01 giấy phép khai thác đá làm nguyên liệu sản xuất xi măng, 18 giấy phép khai thác đá và 04 giấy phép khai thác cát làm VLXDTT, 01 giấy phép khai thác chì kẽm.

Ông Trung, cho biết thêm: Thời gian qua, Sở có văn bản đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục thực hiện nghiêm túc công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh; duy trì hoạt động đoàn kiểm tra liên ngành của huyện, xã, tổ chức kiểm tra, xử lý nghiêm, triệt để việc khai thác trái phép và tập kết, vận chuyển khoáng sản không rõ nguồn gốc; chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn thực hiện biện pháp bảo vệ khoáng sản chưa khai thác và có giải pháp quản lý hiệu quả, không tái diễn tình trạng khai thác, kinh doanh, vận chuyển khoáng sản trái phép. Đặc biệt, công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác.

Mặt khác, để quản lý, bảo vệ có hiệu quả tài nguyên khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh, ngăn chặn, xử lý các hoạt động khai thác khoáng sản trái phép, bảo vệ môi trường, sinh thái, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn; tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên khoáng sản; đồng thời bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh. UBND tỉnh ban hành Quyết định số 08/2017/QĐ-UBND, ngày 10/4/2021 và công văn số 3609/UBND-KTN, ngày 28/10/2021, về việc tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước trong hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

z3356483466507_870799ce718a05c52511996be25f2f26.jpg

Mỏ đá Minh Thắng, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên

Đối với khoáng sản chưa khai thác, Điện Biên tiếp tục tăng cường công tác quản lý Nhà nước về hoạt động thăm dò, khai thác, vận chuyển và tiêu thụ cát, sỏi trên các lòng sông, suối; chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tăng cường hơn nữa công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản, đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, kiên quyết xử lý các trường hợp khai thác, vận chuyển, tiêu thụ khoáng sản trái phép.

Cùng với đó, UBND các huyện, thị xã, thành phố các phòng, ban ngành thường xuyên đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quản lý tài nguyên khoáng sản chưa khai thác, các hình thức xử phạt đối với hoạt động khai thác, vận chuyển khoáng sản trái phép để Nhân dân biết và chấp hành. Nâng cao vai trò trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền và người đứng đầu các xã, thị trấn trong công tác quản lý tài nguyên khoáng sản.

Ông Trung nhận định: Khoáng sản là tài nguyên hữu hạn, việc bảo vệ, quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả là điều quan trọng. Thực tế, bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác là một nhiệm vụ khó khăn trong giai đoạn hiện nay, bởi phạm vi bảo vệ rộng, tính chất, mức độ, hành vi khai thác trái phép ngày càng phức tạp. Vì vậy, việc thực hiện nghiêm túc các giải pháp trong quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Điện Biên cũng như chú trọng kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm là cách thức quan trọng để bảo vệ nguồn tài nguyên khoáng sản vì sự phát triển bền vững.- Ông Trung nói.

z3440255442381_e7914edafa6f994f3256c574dfb57009.jpg

Mỏ đá công ty Đại Phong, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên

Hiện nay, tại một số địa phương có điểm nóng về tình trạng khai thác khoáng sản trái phép như: huyện Điện Biên, Điện Biên Đông, Mường Chà… đã giảm hẳn. Tình trạng người dân khai thác cát tận thu lòng sông, suối cũng đã được chấn chỉnh, kịp thời. Cơ bản người dân đã hiểu được đó là hành vi “ăn cắp” tài nguyên, là hành vi vi phạm pháp luật, và là một trong những nguyên nhân gây bất ổn an ninh, trật tự, làm thất thoát nguồn lực từ tài nguyên. Chính vì vậy mà hoạt động khoáng sản trái phép trên địa bàn tỉnh Điện Biên ngày càng được siết chặt, nguồn thu từ lĩnh vực này được đảm bảo hơn. Là một trong những yếu tố tạo nguồn lực để thực hiện công cuộc xóa đói, giảm nghèo tại địa phương.