Sau khóa huấn luyện này, các học viên sẽ hiểu được một số đặc điểm cơ bản về giải phẫu – sinh lý, cơ chế, dấu hiệu nhận biết tổn thương liên quan đến 24 kỹ thuật sơ cấp cứu (di chuyển nạn nhân khẩn cấp; Vận chuyển nạn nhân an toàn; Xử trí tai nạn hàng loạt; Sơ cứu dị vật, tắc đường thở; Ngừng thở ngừng tim; Chảy máu – sốc; Vết thương phần mềm; Gẫy xương; Tổn thương cột sống; Tổn thương vùng ngực; Tổn thương vùng ngực; Tổn thương vùng bụng; Chấn thương sọ não; Tổn thương mắt; Sơ cứu đẻ khẩn cấp; Sơ cứu Bỏng; Điện giật; Đuối nước; Ngộ độc cấp; Động vật cắn đốt; Say nắng; Đột quỵ; Sốt cao, cảm lạnh; Tiêu chảy cấp và co giật); Mô tả đủ các bước và phân tích được ý nghĩa, yêu cầu phải đạt của mỗi bước trong 24 quy trình kỹ thuật sơ cấp cứu.
Bên cạnh đó, các học viên được bổ sung kiến thức về một số đặc điểm cơ bản về giải phẫu chức năng sinh lý của các cơ quan phủ tạng có liên quan đến các chủ đề của bài học cũng như khái niệm, cơ chế chấn thương… để hiểu sâu hơn về cách xử trí và sau này khi trở thành tập huấn viên thì có thể giải thích cho học viên được tốt hơn; thực hành đúng các bước trong quy trình 24 kỹ thuật sơ cấp cứu; Xác định được yêu cầu, vai trò, nhiệm vụ của tập huấn viên trong quá trình huấn luyện các kỹ thuật sơ cấp cứu cơ bản.
Đặc biệt đợt này, Hội Chữ thập đỏ TP. Đà Nẵng và Hội Chữ thập đỏ tỉnh Khánh Hòa phối hợp tổ chức lớp tập huấn và được tập huấn theo bộ “Tài liệu huấn luyện SCC cho Tập huấn viên – Chủ đề 1: 24 Kỹ thuật SCC nâng cao vừa được Bộ Y tế ban hành Quyết định số 7296/QĐBYT ngày 10/12/2018 về việc công nhận bốn (04) chương trình và tài liệu đào tạo về huấn luyện SCC cho Hướng dẫn viên; Tập huấn viên, Tình nguyện viên cấp I-II và người dân tại cộng đồng”.