Cựu sinh viên Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng làm chủ công nghệ thiết kế chip 3nm hàng đầu thế giới

Đặng Thu Hằng
Nguyễn Bảo Anh, cựu sinh viên của Trường ĐH Bách khoa - Đại học Đà Nẵng (ĐHĐN) và các kỹ sư Công ty Synopsys Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng vừa thiết kế, cung ứng vi mạch Multidie chip 3nm cho Tập đoàn công nghệ Intel (Mỹ) .

Cựu sinh viên Nguyễn Bảo Anh (đầu tiên bên phải) hiện là Team Leader của Công ty Synopsys Việt Nam -Chi nhánh tại Đà Nẵng. Ảnh NVCCCựu sinh viên Nguyễn Bảo Anh (đầu tiên bên phải) hiện là Team Leader của Công ty Synopsys Việt Nam - Chi nhánh tại Đà Nẵng. Ảnh do nhân vật cung cấp

Hình ảnh nổi bật tại sự kiện "Intel Innovation 2023" là khi CEO của Tập đoàn Intel (Mỹ) - Pat Gelsinger cầm trên tay một Multidie chip 3nm đầu tiên theo công nghệ IP UCle (Universal Chiplet Interconnect Express) do Công ty Synopsys Việt Nam thiết kế và cung cấp.

Ông Pat Gelsinger -CEO Tập đoàn Inter cầm trên tay Multidie chip 3nm đầu tiên do Synopsys Việt Nam thiết kế, cung ứng. Ảnh NVCCÔng Pat Gelsinger - CEO Tập đoàn Intel cầm trên tay Multidie chip 3nm đầu tiên do Synopsys Việt Nam thiết kế, cung ứng. Ảnh NVCC

Vi mạch (IC) Multidie chip 3nm là giải pháp thiết kế chip tiên tiến nhất thế giới hiện nay mà Nguyễn Bảo Anh và các kỹ sư của Công ty Synopsys Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng thực hiện, bao gồm bộ điều khiển, PHY (trong các quy trình FinFET tiên tiến cung cấp kết nối cố định băng thông cao, năng lượng thấp, độ trễ thấp) và IP xác minh.

Nguyễn Bảo Anh -Cựu SV Trường ĐH Bách khoa -ĐHĐN (khóa 2002 -2007), hiện là Giám đốc kỹ thuật, phụ trách phát triển các dự án công nghệ cao, Trưởng Văn phòng Synopsys Việt Nam tại Đà Nẵng , đảm nhận việc điều hành, quản lý công nghệ, phát triển nguồn nhân lực và tầm ảnh hưởng của công nghệ bán dẫn tiên tiến tại Việt Nam.

Tập đoàn Synopsys (Mỹ) ký hợp tác với Cục CNTT và truyền thông (Bộ TT&TT) về phát triển ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn tại Việt Nam. Ảnh internetTập đoàn Synopsys (Mỹ) ký hợp tác với Cục CNTT và truyền thông (Bộ TT&TT) về phát triển ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn tại Việt Nam. Ảnh internet

Tập đoàn Synopsys (Mỹ) vừa ký hợp tác với Cục Công nghệ CNTT và truyền thông (Bộ TT&TT) về hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn cho Việt Nam. Trước đó, Synoppys và Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (Bộ KHĐT) cũng đã ký hợp tác về phát triển nguồn nhân lực tài năng thiết kế vi mạch, thành lập trung tâm tạo thiết kế chip cho tại Việt Nam.

Synopsys Việt Nam (Chi nhánh tại Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh và Đà Nẵng) trở thành địa chỉ uy tín hàng đầu về thiết kế vi mạch từ nền tảng nhân lực trẻ -tài năng, giàu khát vọng. Ảnh NTBSynopsys Việt Nam - CN tại Đà Nẵng trở thành địa chỉ uy tín hàng đầu về thiết kế vi mạch từ nền tảng nhân lực trẻ - tài năng, giàu khát vọng. Ảnh: N.T.B

Dấu ấn này mở ra cơ hội mới để các trung tâm của Việt Nam như Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, TP.Đà Nẵng sớm vươn lên hiện thực khát vọng, trở thành những "điểm đến" hàng đầu về thiết kế vi mạch của thế giới. Điều này rất cần nguồn nhân lực chất lượng cao mà Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, Trường ĐH Bách khoa - ĐHĐN và các thành viên của ĐHĐN hội đủ khả năng, uy tín và tiềm lực tham gia đào tạo, cung ứng.

NGUYỄN THANH BÌNH