Cúng rằm tháng Giêng 2019 ngày, giờ nào tốt nhất?

Tạp Chí Nhân Đạo
(NĐ&ĐS) - Từ lâu, dân gian ta có câu "Lễ Phật cả năm không bằng cúng Rằm tháng Giêng", điều này cho thấy tầm quan trọng của ngày rằm tháng Giêng hay còn gọi là Tết Nguyên tiêu trong đời sống tâm linh của nhiều gia đình người Việt Nam.

Năm nay, ngày Rằm tháng Giêng rơi vào ngày 19/2 dương lịch. Các khung giờ hoàng đạo trong ngày này gồm: Tân Sửu (1h-3h), Giáp Thìn (7h-9h), Bính Ngọ (11h-13h), Đinh Mùi (13h-15h), Canh Tuất (19h-21h), Tân Hợi (21h-23h). 

cung-ram-thang-gieng-2019-2
Rằm tháng Giêng hay còn gọi là Tết Nguyên Tiêu năm 2019 rơi vào ngày 19/2 dương lịch. Theo chuyên gia phong thủy, cúng Rằm tháng Giêng tốt nhất là vào giờ Ngọ, từ 11h trưa đến 1h chiều ngày 15 Âm lịch.

Theo chuyên gia phong thủy, thời gian làm lễ cúng Rằm tháng Giêng năm 2019 tốt nhất là vào giờ Bính Ngọ (tức từ 11h - 13h ngày chính Rằm 15 tháng 1 Âm lịch). Người xưa quan niệm rằng, thời điểm trên chính là khung giờ thần Phật giáng thế và chứng nghiệm cho lòng thành của gia chủ.

cung-ram-thang-gieng-2019-1
Mâm cỗ rằm tháng Giêng dâng lên Phật là mâm cỗ chay thanh tịnh, có thể có đồ chay, cũng có thể chỉ cần trái cây, bánh ngọt, hương hoa đèn nến là đủ, tùy vào điều kiện của gia đình mà biện lễ. Còn mâm cúng gia tiên có thể làm các món ăn mặn để dâng cúng.
Tuy nhiên, cuộc sống hiện đại bận rộn, rằm tháng Giêng 2019 rơi vào 19/2 dương lịch, là ngày thứ 3, ngày đi làm trong tuần nên không phải gia đình nào cũng có thể sắp xếp công việc để làm lễ cúng trong khung giờ này được.
 
Gia chủ không sắp xếp thực hiện được lễ cúng trong giờ Ngọ hôm đó cũng đừng quá hoang mang lo lắng. Việc thờ cúng cốt ở tâm thành, bạn có thể làm lễ cúng từ ngày 14 tháng Giêng, tức ngày 18/2 dương lịch. Song nên nhớ rằng lễ cúng rằm nên cố gắng làm xong xuôi trước 7h tốt ngày 19/2 dương lịch, tức ngày Chính rằm.  Ngày này có các khung giờ hoàng đạo để gia chủ làm lễ cúng Rằm gồm: Quý Tị (9h-11h), Bính Thân (15h-17h), Đinh Dậu (17h-19h).

Tường Anh