Công tác vận động chính sách chuyển biến rõ rệt: T.Ư Hội ký kết Bản ghi nhớ giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với T.Ư Hội CTĐ Việt Nam trong phòng chống thiên tai, quản lý rừng phòng hộ và xây dựng nông thôn mới (năm 2017); ký Chương trình phối hợp với Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng chống thiên tai trong triển khai thực hiện Luật Phòng, chống thiên tai (giai đoạn 2016-2020), ký kết với Tổng cục Lâm nghiệp Bản ghi nhớ trong quản lý các diện tích rừng do Hội CTĐ Việt Nam trồng (năm 2016), thông qua sự phối hợp này, nhiều hoạt động khởi sắc đã được thực hiện từ T.Ư tới địa phương, một số mô hình mới cũng đã được triển khai, tạo những cơ hội mới cho hệ thống Hội, Ban Chỉ đạo T.Ư về Phòng chống thiên tai quan tâm, cấp đồng loạt các biển xe hộ đê cho các tỉnh, thành Hội và Cơ quan T.Ư Hội.
Công tác chỉ đạo, nghiên cứu tổng kết thực tiễn được chú trọng: Ban hành Nghị quyết của Ban Thường vụ T.Ư Hội về “Nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa và ứng phó thảm họa của Hội CTĐ Việt Nam trong tình hình mới” (năm 2013); ban hành “Quy định đối tượng, tiêu chí, mức hỗ trợ và thẩm quyền quyết định hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa trong cứu trợ khẩn cấp” (năm 2014); thực hiện và phối hợp thực hiện các đề tài: “Đánh giá hiệu quả Chương trình cứu trợ tiền mặt trong hoạt động cứu trợ của Hội CTĐ Việt Nam”, “Đánh giá hiệu quả Thùng hàng gia đình trong hoạt động cứu trợ của Hội CTĐ Việt Nam” (năm 2014, 2015), “Đánh giá hệ thống ứng phó thảm họa”, “Đánh giá chương trình nhà ở an toàn phòng chống bão lũ”,“Nghiên cứu xây dựng tiêu chí an toàn về phòng, chống thiên tai trong xây dựng nông thôn mới”(năm 2017).
Tài liệu được chuẩn hóa thống nhất, bài bản: Ban hành “Khung chương trình của Hội CTĐ Việt Nam về Quản lý rủi ro thảm họa dựa vào cộng đồng” (năm 2014), “Hướng dẫn về ứng phó nước sạch và vệ sinh trong tình huống khẩn cấp”,“Xử lý và dự trữ nước tại các hộ gia đình trong tình huống khẩn cấp” (năm 2015),“Hướng dẫn đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương và năng lực ứng phó thảm họa dựa vào cộng đồng (VCA)” (năm 2016), “Phòng ngừa thảm họa cho học sinh tiểu học”; 5 bộ tranh lật Phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sớm hậu quả một số loại hình thiên tai đối với đồng bào dân tộc Mường và Khơ me, 3 bộ khác thiết kế cho 3 vùng miền (truyền thông hộ gia đình và cộng đồng) được phát hành (năm 2017) với sự thẩm định của Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng chống thiên tai, Bộ Giáo dục và Đào tạo và chuyên gia của UNDP.
Công tác ứng phó và triển khai các chương trình, dự án hiệu quả cao: Các hoạt động ứng phó với thiên tai, thảm họa hàng năm đạt kết quả tốt, đỉnh điểm là năm 2016 (rét đậm, rét hại, hạn hán-xâm nhập mặn, sự cố môi trường, lũ lụt) qua đó tài liệu hóa Quy trình chuẩn cứu trợ tiền mặt, đa dạng hình thức cứu trợ, tổng kết mô hình hoạt động hiệu quả trong ứng phó hạn hán và xâm nhập mặn-loại hình thiên tai mới, lần đầu tiên Hội triển khai trên diện rộng (tổng giá trị hoạt động cứu trợ năm 2016 đạt trên 260,4 tỷ đồng).
T.Ư Hội tổ chức chuỗi sự kiện tại cộng đồng (hội thảo, diễn tập, mít tinh, công bố báo cáo thảm họa thế giới) nhân Ngày quốc tế giảm nhẹ rủi ro thiên tai, thảm họa 13/10 (năm 2014, 2015, 2016) giúp nâng cao năng lực, tạo hiệu ứng truyền thông và vận động chính sách rõ rệt. Năm 2016, lần đầu tiên diễn tập cơ chế ứng phó với thảm họa tại cấp T.Ư.
Hàng năm, triển khai thực hiện 15-20 chương trình, dự án về phòng ngừa và ứng phó thảm họa (chiếm khoảng 75% các dự án của T.Ư Hội). Năm 2016: Lần đầu tiên 4 tổ chức lớn (Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ - USAID, Cơ quan Phát triển Liên hợp quốc - UNDP, Quỹ Nhi đồng của Liên hợp quốc - UNICEF và Hội CTĐ Nhật Bản) tài trợ song phương, trực tiếp Hội CTĐ Việt Nam không thông qua đối tác trung gian, tạo phương thức hợp tác mới, bền vững.