Phần cạp váy được phụ nữ Mường dành nhiều công sức và tài sáng tạo để trang trí, tô điểm cho bộ y phục thêm phần rực rỡ, bắt mắt. Đặc biệt cạp váy của phụ nữ Mường được dệt bằng sợ tơ tằm trang trí hoa văn, họa tiết độc đáo. Cạp váy của phụ nữ Mường do ba bộ phận dệt riêng rồi can lại với nhau, ba phần theo thứ tự từ trên xuống: Rang trên, Rang dưới và Cao.

Tiếp theo là rang dưới, đây là bộ phận quan trọng nhất của cạp váy, được dệt với màu đỏ và vàng nổi trên nền đen với hoa văn hình động vật như: rồng, hươu, nhện, bướm, ếch, rùa, công, con phượng… đó là những con vật gắn bó, gần gũi với cuộc sống và các sự tích của người Mường. Ngoài ra, phần rang dưới này được trang trí bằng nhiều màu sắc và chúng có các dải ngăn cách bằng hoa văn hình chong chóng. Rang dưới khác hẳn hai bộ phận khác của cạp váy, về kích thước và tính chất trang trí. Đây chính là nơi các cô gái Mường thể hiện khả năng dệt khéo léo và óc thẩm mỹ thông qua cách sắp xếp hoa văn và phối hợp màu sắc. Do tính phức tạp của nó, phần này được dệt trên khung cửi đặc biệt với phần go dày đặc. Mặc dù làm từ chất liệu tơ tằm, phần rang dưới được dệt khít đến mức nước cũng không thể thấm qua.
Phần cuối cùng của cạp nối với thân váy gọi là cao. Cao là một chuỗi những vệt màu đứng thẳng. Cao váy rộng từ 10-15 cm được dệt các sọc màu, mỗi sọc to nhỏ khác nhau. Có sọc mang hoa văn hình học, có sọc mang hoa văn hình cây, lá cách điệu. Màu sắc của cao tùy theo sở thích của mỗi cô gái mà chọn, có thể là xanh, đỏ, trắng vàng làm viền; nhưng phải tuân theo quy luật màu nọ tôn bật màu kia lên.

Cạp váy của dân tộc Mường
Trước đây người Mường thường nhuộm cạp váy từ các cây, quả và lá cây trên rừng. Quá trình làm màu được làm hoàn toàn thủ công từ đôi tay khéo léo, cần mẫn của các cô gái. Nhưng hiện nay, các sản phẩm màu tự nhiên đã được thay thế bằng các loại phẩm màu hoá học có sẵn nhưng màu hóa học không được bền bằng màu tự nhiên.
Người Mường không chọn gỗ, đá, gốm sứ hay kim loại để thể hiện sự tinh xảo của mình; họ không chạm khắc lên gốm hay đồng. Thay vào đó, họ thể hiện nghệ thuật tạo hình của dân tộc mình trên cạp váy người phụ nữ. Đây là kết luận của nhà dân tộc học Từ Chi sau khi nghiên cứu về hóa văn cạp váy Mường. Một điều đặc biệt, rất nhiều hoa văn trên cạp váy Mường mô phỏng giống hoa văn trên trống đồng Đồng Sơn. Cho thấy rằng cạp váy Mường có giá trị cả về mặt nghệ thuật lẫn lịch sử liên quan đến một thời kỳ văn minh rực rỡ ở Việt Nam.
Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội