Môi trường và biến đổi khí hậu
Thông tin về Hội nghị thượng đỉnh Hành động khí hậu thế giới trong khuôn khổ COP28
Hội nghị thượng đỉnh Hành động khí hậu thế giới trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 28 của các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28), diễn ra trong 2 ngày 1 và 2/12 tại Expo City, Dubai của Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE). Đây là sự kiện đa phương quan trọng nhất trong năm về biến đổi khí hậu.
Sự tham gia tích cực, cam kết mạnh mẽ và trách nhiệm cao của Việt Nam trong ứng phó với biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu mà biểu hiện chính là sự nóng lên toàn cầu và mực nước biển dâng đã tạo nên các hiện tượng thời tiết cực đoan hiện nay. Biến đổi khí hậu đang là vấn đề “nóng" của toàn cầu, là thách thức nghiêm trọng đối với toàn nhân loại trong thế kỷ XXI và đang ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái, tài nguyên môi trường và cuộc sống của con người. Các thiệt hại về kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra ngày càng tăng theo nhiệt độ. Trước những thách thức biến đổi khí hậu, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra chủ trương, chính sách, giải pháp nhằm chủ động ứng phó hiệu quả.
Giảm chất thải nhựa ở đô thị cần sự chung tay của cả cộng đồng
Sự chủ động và hành động quyết liệt của các tỉnh, thành phố trong việc xây dựng các mô hình quản lý rác nhựa ở cấp địa phương không chỉ là cơ hội để cải thiện môi trường sống Xanh, giảm ảnh hưởng đến các ngành kinh tế, du lịch, mà còn góp phần quan trọng vào quá trình hiện thực hóa các kết quả và mục tiêu quốc gia đã đề ra.
Tăng cường năng lực phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1251/QĐ-TTg ngày 26/10/2023 phê duyệt Chương trình tăng cường năng lực phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia đến năm 2030.
Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu
Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.
Thừa Thiên Huế: Hiệu quả dự án WWF Việt Nam tại huyện vùng cao A Lưới
A Lưới là huyện miền núi, vùng cao của tỉnh Thừa Thiên Huế. Trước đây rác thải nhựa tồn đọng, vứt bỏ tràn lan, trở thành nỗi ám ảnh của người dân về nguy cơ ô nhiễm môi trường. Vậy nhưng, từ khi Dự án WWF Việt Nam (Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế tại Việt Nam) triển khai thực hiện các hoạt động phân loại, xử lý rác thải nhựa đã góp phần quan trọng nâng cao chất lượng môi trường và đời sống, sinh hoạt của nhân dân nơi đây.
Thành phố Đồng Hới: Xử lý rác thải nhựa thúc đẩy phát triển du lịch bền vững
Thành phố Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình) là đô thị ven sông, ven biển Nhật Lệ thơ mộng với nhiều tiềm năng, thế mạnh trong phát triển kinh tế- xã hội. Những năm qua, nhờ thực hiện đồng bộ, hiệu quả việc xử lý rác thải nhựa đã góp phần xây dựng môi trường đô thị xanh- sạch- đẹp, thúc đẩy phát triển du lịch bền vững.
Thành phố Hà Tĩnh: Nâng cao hiệu quả xử lý rác thải nhựa
Dân số phát triển, tốc độ đô thị hóa nhanh, khối lượng rác thải nhựa phát sinh trong cộng đồng rất lớn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ ô nhiễm môi trường. Tại thành phố Hà Tĩnh (tỉnh Hà Tĩnh), với sự hỗ trợ tích cực từ các chương trình dự án, đặc biệt là ý thức của người dân được nâng lên, việc chống rác thải nhựa đang được thực hiện đồng bộ, hiệu quả.
Hạt vi nhựa lần đầu được phát hiện có trong đám mây
Các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã lần đầu tiên phát hiện, hạt vi nhựa cũng tồn tại trong các đám mây, có thể ảnh hưởng đến khí hậu và gây hại cho cơ thể con người.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chỉ đạo cấp bách phân bổ vốn phòng chống sạt lở
Chiều 28/8, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chủ trì cuộc họp với các bộ ngành về việc phân bổ vốn ngân sách Trung ương về phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và một số địa phương.
Doanh nghiệp tiên phong trong công tác giảm thiểu rác thải nhựa, bảo vệ môi trường
Việc thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường không chỉ là trách nhiệm của doanh nghiệp mà còn giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, thâm nhập thị trường quốc tế và đảm bảo phát triển bền vững. Phát huy được vai trò của các doanh nghiệp trong công tác doanh nghiệp chính là giải pháp then chốt nhằm giải quyết các áp lực về môi trường hiện nay.
Quảng Nam từng bước kiểm soát rác thải nhựa, hướng tới điểm du lịch xanh
Những năm qua, nhận thức được tác hại của sản phẩm nhựa sử dụng một lần đối với môi trường và sức khỏe, Quảng Nam ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, cơ chế chính sách nhằm tạo cơ sở pháp lý quan trọng để đẩy mạnh triển khai công tác bảo vệ môi trường đặc biệt là rác thải nhựa một cách kịp thời, hiệu quả. Nhờ vậy chất lượng môi trường không khí, nước mặt, nước ngầm, môi trường đất, các “điểm nóng” về ô nhiễm môi trường, các nguồn thải, cơ sở tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm trên địa bàn Quảng Nam từng bước được kiểm soát...
Việt Nam chủ động, tích cực ứng phó với biến đổi khí hậu
Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai và biến đổi khí hậu, trung bình mỗi năm phải chịu từ 6 - 7 cơn bão. Những ảnh hưởng do hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở đất, hay thiếu nguồn nước sạch sinh hoạt tại nhiều địa phương, vùng miền đang xảy ra với tần suất ngày càng nhiều hơn gây trở ngại đời sống sinh hoạt của người dân và sự phát triển của đất nước. Do đó, việc chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, quyết định sự phát triển bền vững của đất nước.
Tình nguyện viên và du khách tham gia dọn hơn 50 tấn rác trên bãi biển Vũng Tàu
Sáng 20/8, khoảng 550 người đến từ Câu lạc bộ Sài Gòn Xanh (Thành phố Hồ Chí Minh), Câu lạc bộ Biển Xanh sạch đẹp, Câu lạc bộ Hành trình xanh (thành phố Vũng Tàu), từ các cơ quan, đơn vị, phường, xã địa phương cùng đông đảo người dân và du khách đã tham gia dọn rác khu vực bãi biển ở Bãi Dứa, Bãi Dâu, Bãi Trước của thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.