Báo động San hô chết trắng tại khu bảo tồn vịnh Nha Trang

Nguyễn Thị Hải Hà
Thời gian gần đây khi du lịch mở cửa, nhiều du khách trong và ngoài nước trở lại Nha Trang, Khánh Hoà tham gia các tour lặn biển, ngắm san hô đều tỏ ra khá bất ngờ, tiếc nuối vì chứng kiến các rạn san hô trong vịnh Nha Trang tan hoang, xơ xác, chết trắng dưới biển.

Khu Bảo tồn biển vịnh Nha Trang (trước đây gọi là Khu Bảo tồn biển Hòn Mun) có vùng lõi là khu vực Hòn Mun bao gồm các đảo như: Hòn Tre, Hòn Miễu, Hòn Tằm, Hòn Một, Hòn Mun, Hòn Cau, Hòn Vung… và vùng nước xung quanh. Diện tích toàn khu khoảng 160km2, trong đó có khoảng 38km2 mặt đất và 122km2 vùng nước xung quanh các đảo.

mun1-1654912127.jpg

Hệ sinh thái đa dạng dưới đáy biển tại Hòn Mun.

Nhiều năm trước khu vực vùng lõi Hòn Mun được xem có hệ sinh thái san hô đẹp bậc nhất Việt Nam. Thu hút nhiều du khách trong nước và quốc tế tham gia các tuor du lịch lặn biển ngắm san hô. Thì nay, du khách tỏ ra khá bất ngờ, tiếc nuối vì chứng kiến các rạn san hô trong vịnh Nha Trang tan hoang, xơ xác, chết trắng dưới biển.

Tại điểm lặn ở Bắc Hòn Mun, khu vực này có chiều sâu trung bình 2-10m. Hiện tai, ở đây rải rác cụm san hô mềm, hình não, nấm và khá ít san hô sừng. Sinh vật biển đa số cũng chỉ dạng nhỏ, ít sắc màu. Đặc biệt, ở đây xuất hiện rác thải một số mảnh lưới bám vào san hô, dù đây là vùng cấm đánh bắt.

Nghiêm trọng hơn, tại khu vực Đông Bắc Hòn Mun mà giới lặn biển gọi là bãi Mama Hạnh, lượng sinh vật biển, bãi san hô hoang tàn đến mức ngỡ ngàng, san hô gãy đổ hàng loạt. "Khu vực này là điểm được phép lặn ngắm ở Hòn Mun. Trước đây, rạn san hô rất đẹp, phong phú bao nhiêu thì giờ đây tan hoang bấy nhiêu. Sinh vật biển mất đi ngôi nhà nên cũng không còn.

chet-1654912142.jpg

San hô chết trắng tại Vịnh Nha Trang.

Tại khu vực Tây nam Hòn Mun. Khung cảnh san hô phủ trắng đáy biển khiến ai cũng bất ngờ. Dưới đáy biển, cả một khu vực rộng lớn không còn một cây san hô sống, một màu xám xịt bao phủ hàng trăm m2. Trên bờ hàng tấn san hô chết bị sóng đánh dạt, chất đống.

Phía Nam Hòn Mun, nơi luôn có tàu tuần tra của Ban quản lý Vịnh Nha Trang túc trực. Theo các hướng dẫn viên lặn, khu vực này chỉ cho phép lặn bằng mặt nạ ống thở (snokerling), còn lặn dưỡng khí bị cấm. Theo quan sát, đây là khu vực còn rất nhiều loại san hô sinh sống, hệ sinh thái khá nguyên vẹn.

Tiếp tục khảo sát khu vực đảo Hòn Tằm, tình trạng san hô gãy đổ, chết hàng loạt giống khu vực tây nam Hòn Mun. Đáy biển phủ một màu xám xịt của san hô chết và lớp trầm tích do việc xây dựng trên các đảo lắng đọng gây nên. Khu vực này chúng tôi chứng kiến rất ít sinh vật biển sinh sống.

Theo thông tin từ UBND tỉnh Khánh Hòa, vịnh Nha Trang là một trong những khu vực có tầm quan trọng bậc nhất về bảo tồn biển và du lịch biển.

mun3-1654912159.jpg

Các tuor du lịch lặn biển, ngắm san hô là thế mạnh du lịch Nha Trang.

Ông Huỳnh Bình Thái, Trưởng Ban Quản lý (BQL) vịnh Nha Trang đánh giá, đây là tình trạng báo động. Theo ông Thái, giữa tháng 6/2020, ở khu bảo tồn biển này có độ phủ san hô sống lên đến 61%. Nhiều nhóm cá gia tăng về kích thước và số lượng. Thậm chí, khi lặn biển có thể bắt gặp những con cá mú nặng đến 7-8kg; những con cá chình dài 3-4m. Nay thì hoàn toàn khác biệt.

Đợt khảo sát mới đây của BQL cho thấy chất lượng san hô ở Hòn Mun dưới mức trung bình. Đặc biệt, khu vực Tây Nam của Hòn Mun có tình trạng rạn san hô rất kém, tỉ lệ bao phủ chỉ còn 7,8%. Rạn san hô bị chết, sóng đánh lên bờ kéo dài một bãi rộng đến 600m2. Ở khu vực Đông Nam, độ bao phủ san hô cũng chỉ còn 14,5%; trên bờ, một bãi san hô chết rộng 300m2.

Ông Thái cho biết, so sánh với năm 2015 thì rạn san hô ở Hòn Mun có độ phủ trung bình giảm nghiêm trọng, đặc biệt ở khu vực Đông Nam - Tây Nam từ 52,2% nay chỉ còn 11,1%.

Theo ông Thái, vấn đề san hô chết, đơn vị đã báo cáo lên UBND TP Nha Trang.

“Có nhiều nguyên nhân dẫn đến san hô chết ở vịnh Nha Trang, trong đó chủ yếu là do thiên tai, cụ thể là 2 cơn bão số 12 cuối năm 2017 và bão số 9 năm 2021. Sau cơn bão số 12, san hô ở vịnh Nha Trang hư hại lên đến 80-90%. Ngoài ra, còn xảy ra Về vấn đề các tàu đánh cá xâm hại đến vùng lõi khu bảo tồn, việc xây dựng, lấn biển, cũng ảnh hưởng đến các rạn san hô”, ông Thái cho biết.

NQ