Liên quan đến kết quả kinh doanh của VPBank, năm 2017, nhà băng này đã hoàn thành mục tiêu trở thành một trong những ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất Việt Nam trong kế hoạch 5 năm 2012-2017.
Để tối đa hóa lợi nhuận, VPBank đã áp dụng hiệu quả các biện pháp thu hồi nợ. Cụ thể, trong năm 2017, Ngân hàng đã hoàn tất thu nợ được gần 3.000 tỷ đồng, trong đó có gần 1.100 tỷ đồng từ các khoản nợ đã xử lý rủi ro ngoại bảng. Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ tín dụng (tính theo quy định tại Thông tư 02) của riêng ngân hàng trong năm 2017 được giữ ở mức 2,33% và tỷ lệ nợ xấu hợp nhất được giữ ở mức 2,89%.
Theo kế hoạch kinh doanh năm 2018, VPBank sẽ tiếp tục duy trì chiến lược ngân hàng bán lẻ, trong đó tập trung đẩy mạnh hoạt động số hóa các dịch vụ và sản phẩm tài chính của ngân hàng, nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nữa nhu cầu của khách hàng và tạo động lực tăng trưởng mới cho Ngân hàng.
Sở dĩ có thể nói như vậy là bởi mới đây, Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) cũng đã thông báo về việc thực hiện chuyển quyền sở hữu cổ phiếu VPB của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank).
Theo đó, 4 cá nhân là Đỗ Thị Mai, Bùi Bích Hạnh, Trần Thị Hương và Đặng Thị Thanh Tâm đã bỏ ra 6.500 tỷ đồng để mua 100 triệu cổ phiếu VPB, tương đương 6,37% vốn. Số cổ phiếu này được chuyển nhượng từ 2 cổ đông là Công ty Đầu tư Quang Đăng và Công ty Đầu tư Lưu Khuyên.
Vneconomy thông tin, trong số này, bà Đỗ Thị Mai là người nhận chuyển nhượng số cổ phần lớn nhất với giá trị khoảng 3.000 tỷ đồng, trong khi giá cổ phiếu VPB tại phiên giao dịch gần nhất gần 65.000 đồng. Bà Bùi Bích Hạnh chi 159 tỷ đồng, bà Trần Thị Hương chi khoảng 1.505 tỷ, bà Đặng Thị Thanh Tâm chi 1.783 tỷ đồng.
Việc chuyển quyền sở hữu cổ phần tại VP Bank đã gây nhiều sự chú ý bởi những cái tên cổ đông này tuy rất mới nhưng lại sở hữu số vốn lên tới 6.500 tỷ đồng.