I. Vị trí và số lượng tuyển:
1. Tại Trung tâm Dịch vụ nhân đạo thuộc Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam
- Giám đốc Trung tâm: 01 người
2. Tại Ban Công tác xã hội - Quản lý thảm họa: 01 người:
- Chuyên viên tham mưu về công tác phòng ngừa thảm họa: 01 người
II. Mô tả vị trí việc làm:
1. Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nhân đạo thuộc Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam
- Quản lý toàn bộ các hoạt động của Trung tâm Dịch vụ nhân đạo theo quy chế tổ chức và hoạt động theo quy định của Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.
- Hỗ trợ với các ban chuyên môn của Trung ương Hội (Ban Chăm sóc sức khỏe, Ban Công tác xã hội - Quản lý thảm họa, Trung tâm Đào tạo cán bộ) để rà soát lực lượng tập huấn viên, hướng dẫn viên về sơ cấp cứu và về phòng ngừa, ứng phó thảm họa tại Trung ương Hội và các tỉnh, thành Hội; từ đó tham mưu Thường trực Trung ương Hội và phối hợp các ban chuyên môn Trung ương Hội tổ chức các khóa tập huấn (cập nhật và bổ sung kiến thức, kỹ năng) và cấp chứng chỉ/giấy chứng nhận tập huấn viên, hướng dẫn viên về sơ cấp cứu cho các cán bộ, tình nguyện viên, cộng tác viên có đủ điều kiện.
- Xây dựng và trình Thường trực Trung ương Hội xem xét phê duyệt, thông qua các ban chuyên môn, ban hành các ấn phẩm truyền thông và tổ chức các chiến dịch, sự kiện truyền thông và truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng về kiến thức, kỹ năng về chăm sóc sức khỏe dựa vào cộng đồng, sơ cấp cứu, phòng tránh tai nạn thương tích theo đơn đặt hàng của các tổ chức, cá nhân.
- Tổ chức các khóa tập huấn, đào tạo/ truyền thông sơ cấp cứu dịch vụ chuyên sâu (có thu phí) cho doanh nghiệp và các nhóm đối tượng có nhu cầu tại các tỉnh, thành phố.
- Nghiên cứu và thí điểm sản xuất, cung ứng các vật phẩm truyền thông về sơ cấp cứu và dụng cụ sơ cứu, thiết bị, vật dụng phòng ngừa chấn thương do tai nạn thương tích (gồm: túi sơ cấp cứu, phao cứu sinh, mũ bảo hiểm, áo mũ đồng phục chữ thập đỏ…) và trang thiết bị về phòng ngừa, ứng phó thảm họa khác cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu.
- Liên danh, liên kết với các doanh nghiệp nhà sản xuất, để sản xuất các sản phẩm như: Nước đóng chai, các nhu yếu phẩm, đồ dùng gia đình mang thương hiệu Chữ thập đỏ, sau khi có sự phê duyệt của Thường trực Trung ương Hội và sự thống nhất của các ban chuyên môn có liên quan.
- Tổ chức các hoạt động tạo nguồn thu dựa trên các dịch vụ tư vấn, nghiên cứu, lượng giá, tập huấn, đào tạo, huấn luyện cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế - xã hội và người dân có nhu cầu, qua đó duy trì và phát triển bền vững mô hình hoạt động của Trung tâm.
2. Chuyên viên tham mưu về công tác phòng ngừa thảm họa:
- Giúp việc Lãnh đạo ban trong việc chỉ đạo và tham mưu thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực phòng ngừa thảm họa; Ban hành các văn bản, hướng dẫn, tiêu chí,… triển khai thực hiện nghị quyết của Ban Thường vụ Trung ương Hội; Đôn đốc, theo dõi các tỉnh thành Hội thực hiện triển khai các hoạt động phòng ngừa thảm họa và thực hiện Nghị quyết; Tổng hợp kết quả triển khai hoạt động phòng ngừa thảm họa hàng năm từ 63 tỉnh, thành theo tiêu chí Nghị quyết đưa ra; Tham mưu lập và tổng hợp kế hoạch phòng chống thiên tai, thảm họa hàng năm của Trung ương Hội và các tỉnh, thành Hội; Hướng dẫn các tỉnh, thành Hội tiêu chí và các hoạt động phòng ngừa thảm họa.
- Phối hợp với các bộ ban ngành liên quan tham gia cập nhật, xây dựng và điều chỉnh nội dung các tài liệu thuộc phòng ngừa thảm họa phù hợp với phong trào và bối cảnh trong nước; Phát triển và trang bị kiến thức cho đội ngũ cán bộ đầu mối tại các tỉnh, thành Hội trong nội dung phòng ngừa thảm họa; Hướng dẫn, giám sát và hỗ trợ kỹ thuật cho các tỉnh, thành Hội; Theo dõi và tổng hợp các hoạt động của tỉnh thành và cán bộ phụ trách đầu mối các tỉnh, thành và cán bộ đã được đào tạo tập huấn tới cộng đồng; Tham gia tập huấn, đào tào để nâng cao nhận thức và kỹ năng lĩnh vực phụ trách; Cán bộ đầu mối về lĩnh vực cứu trợ tiền mặt, sinh kế; Nhà an toàn; Cán bộ phụ trách kỹ thuật về Cộng đồng ứng phó với thảm họa (CADRE)
III. Điều kiện và tiêu chuẩn:
1. Điều kiện, tiêu chuẩn chung:
- Là công dân Việt Nam, có hộ khẩu thường trú tại Việt Nam;
- Có phẩm chất đạo đức tốt;
- Sử dụng thành thạo tin học văn phòng và trình độ tiếng Anh đảm bảo theo quy định tại vị trí tuyển dụng;
- Đáp ứng được các tiêu chuẩn của vị trí tuyển dụng;
- Tự nguyện công tác tại Trung ương Hội;
- Không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt, tù cải tạo không giam giữ, hoặc đang bị áp dụng các biện pháp giáo dục tại địa phương hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục; không trong thời gian bị cấm hành nghề hoặc cấm làm công việc có liên quan vị trí tuyển dụng.
- Có đủ sức khoẻ để đảm nhận nhiệm vụ được giao.
2. Điều kiện, tiêu chuẩn cụ thể:
2.1. Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nhân đạo thuộc Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam
- Chuyên môn: Trình độ từ cử nhân trở lên
- Trình độ tin học: thành thạo tin học văn phòng
- Ngoại ngữ: Ưu tiên ứng viên có khả năng giao tiếp tiếng Anh tốt.
- Hiểu biết về chức năng, nhiệm vụ của các trung tâm trực thuộc các tổ chức quần chúng;
- Có ít nhất 05 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực liên quan đến các hoạt động dịch vụ..., ưu tiên ứng cử viên đã có kinh nghiệm làm Giám đốc cho các đơn vị, tổ chức liên quan đến hoạt động dịch vụ nhân đạo trong hệ thống Hội Chữ thập đỏ.
- Có đề xuất phương án tài chính, kinh doanh hợp lý, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và định hướng phát triển trong tương lai của Trung tâm dịch vụ nhân đạo (theo thông tin giới thiệu về Trung tâm đính kèm).
- Kỹ năng giao tiếp, phối hợp tốt với các cơ quan và các bên liên quan;
2.2. Chuyên viên tham mưu về công tác phòng ngừa thảm họa
- Chuyên môn: trình độ từ cử nhân trở lên Đại học Thủy lợi, môi trường và các ngành liên quan.
- Trình độ tin học: thành thạo tin học văn phòng
- Kỹ năng: thuyết trình - báo cáo - soạn thảo văn bản. Ưu tiên ứng viên có khả năng giao tiếp tiếng Anh tốt
- Kinh nghiệm: Có thời gian công tác trong lĩnh vực quản lý thiên tai, thảm họa từ 2 năm trở lên, có kiến thức về phòng ngừa và ứng phó thiên tai, thảm họa (thiên tai, công tác xã hội-phát triển cộng đồng, biến đổi khí hậu, tài nguyên nước) và chuyên ngành khác có liên quan; Có kinh nghiệm trong hoạt động phòng ngừa với thiên tai, thảm họa; tổng hợp thông tin báo cáo.
- Sức khỏe đảm bảo, hoạt động ở cường độ cao và có thời gian đi công tác khẩn cấp.
- Ưu tiên: Có kỹ năng đàm phán, thuyết trình, truyền thông, giao tiếp phối hợp, làm việc với Phong trào Chữ thập đỏ-Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế; đã tham gia tổ chức, trình bày các nội dung liên quan đến công tác quản lý thiên tai, thảm họa, biến đổi khí hậu hoặc chuyên ngành khác có liên quan.
GIỚI THIỆU VỀ TRUNG TÂM DỊCH VỤ NHÂN ĐẠO
1. Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Dịch vụ nhân đạo:
Trung tâm Dịch vụ nhân đạo được Thường trực Trung ương Hội Hội Chữ thập đỏ Việt Nam thành lập tại Quyết định số 623 QĐ/TC.CTĐ ngày 07/05/2004 do Chủ tịch – Tổng thư ký Trung ương Hội ký ban hành và Quyết định số 183/QĐ-TƯHCTĐ, ngày 27/4/2009 phê duyệt Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm dịch vụ nhân đạo, do đồng chí Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Trung ương Hội ban hành với các chức năng và nhiệm vụ: (1) Tổ chức các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; (2) Đào tạo, dạy nghề, tư vấn hướng nghiệp và xuất khẩu lao động; (3) Kinh doanh thể thao du lịch và tổ chức vui chơi giải trí; (4) Liên doanh, liên kết với tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trong các hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; (5) Khai thác cơ sở vật chất của Trung ương một cách hợp lý có hiệu quả.
Từ khi thành lập đến 2017, Trung tâm đã tổ chức kinh doanh các dịch vụ như bán các mặt hàng là đồng phục, quà tặng, nước uống có gắn Logo Hội Chữ thập đỏ, Trung tâm đăng ký địa chỉ văn phòng tại 68 Bà Triệu, Hà Nội.
Trung tâm đã được Thường trực Trung ương Hội phê duyệt Đề án tổ chức và hoạt động và Quy chế tổ chức và hoạt động tại Quyết định số 656/QĐ-TƯHCTĐ ngày 17 tháng 8 năm 2020; theo đó Trung tâm là đơn vị tự chủ, hạch toán độc lập trực thuộc Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, triển khai các hoạt động dịch vụ vì mục tiêu nhân đạo, các hoạt động và dự án phát triển cộng đồng thông qua các đối tác của Chữ thập đỏ.
1.1.Chức năng:
a) Trung tâm Dịch vụ nhân đạo có chức năng theo Quyết định thành lập số 623 QĐ/ TC.CTĐ ngày 07 tháng 5 năm 2004 của Thường trực Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và theo Quy chế tổ chức và hoạt động tại Quyết định số 656/QĐ-TƯHCTĐ ngày 17 tháng 8 năm 2020.
b) Trung tâm là đơn vị tự chủ, hạch toán độc lập trực thuộc Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, triển khai các hoạt động dịch vụ vì mục tiêu nhân đạo, các hoạt động và dự án phát triển cộng đồng thông qua các đối tác của Chữ thập đỏ.
c) Trung tâm có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng bằng Việt Nam đồng (VNĐ) và ngoại tệ tại các ngân hàng; trụ sở chính của Trung tâm đặt tại thành phố Hà Nội.
d) Trung tâm Dịch vụ nhân đạo có nhiệm vụ:
1.2. Nhiệm vụ:
- Thu hút các nguồn vốn dưới hình thức vận động, liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài để sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
- Tổ chức các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ.
- Đào tạo dạy nghề, hướng nghiệp và xuất khẩu lao đông.
- Khai thác các cơ sở vật chất của Trung ương Hội một cách có hiệu quả.
- Đào tạo huấn luyện Kỹ năng sơ cấp cứu dịch vụ
- Nhận các dịch vụ dịch thuật và biên phiên dịch;
- Tìm kiếm đối tác và phối hợp với Ban chuyên môn tổ chức các hoạt động Sơ cấp cứu dịch vụ;
- Xây dựng và triển khai các dự án phù hợp với quy mô và hoạt động của Trung tâm
2. Kế hoạch phát triển trong các năm tiếp theo:
- Xây dựng và phát hành các ấn phẩm truyền thông, tổ chức các chiến dịch, sự kiện truyền thông và truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng về kiến thức, kỹ năng về chăm sóc sức khỏe dựa vào cộng đồng, sơ cấp cứu, phòng tránh tai nạn thương tích theo đơn đặt hàng của các tổ chức, cá nhân.
- Tổ chức các khóa tập huấn, đào tạo/ truyền thông sơ cấp cứu dịch vụ chuyên sâu (có thu phí) cho doanh nghiệp và các nhóm đối tượng có nhu cầu tại các tỉnh, thành phố, các Tổng Công ty, Tập đoàn Nhà nước quản lý.
- Sản xuất và cung cấp các vật dụng phục vụ hoạt động chuyên môn của Hội Chữ thập đỏ.
- Liên danh, liên kết với các doanh nghiệp nhà sản xuất, để sản xuất các sản phẩm như: Nước đóng chai, các nhu yếu phẩm, đồ dùng gia đình mang thương hiệu Chữ thập đỏ.
- Nghiên cứu và thí điểm sản xuất, cung ứng các vật phẩm truyền thông về sơ cấp cứu và dụng cụ sơ cứu, thiết bị, vật dụng phòng ngừa chấn thương do tai nạn thương tích (gồm: túi sơ cấp cứu, phao cứu sinh, mũ bảo hiểm, áo mũ đồng phục chữ thập đỏ…) và trang thiết bị về phòng ngừa, ứng phó thảm họa khác cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu.
3. Về cơ chế tài chính
Trung tâm hoạt động theo cơ chế tự hạch toán. Kinh phí triển khai các hoạt động của Trung tâm từ các nguồn hoạt động, dịch vụ vì mục tiêu nhân đạo, vận động các đối tác, các nhà tài trợ; dựa trên phương thức: tự cân đối thu chi, tuân thủ sự chỉ đạo, quản lý của Thường trực Trung ương Hội và theo các quy định quản lý tài chính của Nhà nước.
Phần kinh phí chi trả lương, phụ cấp cho Giám đốc và các nhân sự làm việc tại Trung tâm sẽ do Giám đốc Trung tâm xây dựng kế hoạch hoạt động của Trung tâm và bố trí kinh phí đảm bảo.
Cá nhân thực hiện nhiệm vụ được phân công, báo cáo kết quả, tiến độ công việc cho Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam; chịu trách nhiệm trước Thường trực Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ được giao; có ý thức chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, kỷ luật làm việc và các quy định pháp luật có liên quan; Chấp hành việc xử lý kỷ luật và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật; Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và Nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật.
PHIẾU ĐĂNG KÝ DỰ TUYỂN PHIẾU ĐĂNG KÝ DỰ TUYỂN tải tại đây: /upload/phieu-dang-ky-du-tuyen.docx?v=1.0.2