Chủ trì: Bà Phạm Thị Xuân – Phó chủ tịch thường trực Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam.
Nhà báo Khánh Toàn – Phó chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam, Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Cuộc sống
Khách mời tham dự buổi tọa đàm:
1. Ông Nguyễn Văn Vẻ - Phó Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam
2. Bà Trần Thị Minh Hà - Ủy viên ban thường vụ, Trưởng ban Đối ngoại - Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam
3. PGS. TS Bùi Thị An – Đại biểu Quốc hội khóa XIII của Đoàn ĐBQH TP Hà Nội
4. Bà Hà Thị Minh Tâm - Đại biểu Quốc hội khóa XIV của Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam
5. Luật sư Nguyễn Danh Huế - Công ty Luật TNHH Hừng Đông
6. Ông Đinh Ngọc Hà – Ban đất đai, Viện Chiến lược, chính sách Tài nguyên và Môi trường
7. Ông Nguyễn Xuân Kiên - Đại diện Trung tâm phát triển ứng dụng Khoa học Công nghệ
8. Ông Nguyễn Việt Dũng - Phó chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Halcom Việt Nam
Buổi tọa đàm còn có mặt của các thành viên của Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam cùng các PV báo đài đến dự và đưa tin.
Tọa đàm được tường thuật trực tiếp trên Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống – Moitruong.net.vn và tại fanpage của Tạp chí điện tử trường và Cuộc sống – Moitruong.net.vn trên mạng xã hội Facebook (https://www.facebook.com/moitr...)
Thực hiện Kế hoạch số 676/KH-MTTW-BTT ngày 01/02/2023 của Ban Thường trực, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi); Căn cứ Quyết định số 120/QĐ- BTNMT ngày 30/1/2023 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc thực hiện Nghị quyết số 170/NQ-CP ngày 31/12/2022 của Chính phủ ban hành Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam và Tạp chí Môi trường và Cuộc sống tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Góp ý về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)”.
Một trong những nội dung sửa đổi, bổ sung được đông đảo Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp đặc biệt quan tâm, gồm:
1. Công tác đấu giá quyền sử dụng đất
2. Việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
3. Các trường hợp thỏa thuận quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư
4. Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất...
5. Những giải pháp giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai
6. Nâng cao vai trò trách nhiệm quản lý nhà nước về đất đai
Đây cũng chính là 6 nội dung lớn mà Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam và Tạp chí Môi trường và Cuộc sống tổ chức xin ý kiến góp ý từ các chuyên gia, nhà quản lý tại buổi Tọa đàm.
Tọa đàm mong muốn nhận được các ý kiến góp ý từ các chuyên gia, luật sư, nhà quản lý nhằm phát huy quyền làm chủ, huy động trí tuệ, tâm huyết của mọi tầng lớp Nhân dân, tạo sự đồng thuận, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân, tổ chức, cơ quan về việc sửa đổi Luật Đất đai.
Phát biểu khai mạc Tọa đàm, bà Phạm Thị Xuân - Phó chủ tịch thường trực Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam cho biết: "Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đang được công khai lấy ý kiến trong Nhân dân gồm 16 chương, 246 điều, trong đó giữ nguyên 28 điều, sửa đổi, bổ sung 184 điều, bổ sung 41 điều mới và bãi bỏ 8 điều. “Đây là một đạo luật quan trọng, phức tạp, giữ vai trò căn bản trong hệ thống pháp luật về đất đai, có mối quan hệ và ảnh hưởng sâu sắc đến việc thực thi chính sách quy định trong rất nhiều luật khác nhau, tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, tới tất cả các tổ chức và từng người dân. Vì vậy, việc sửa đổi và hoàn thiện hệ thống pháp luật về đất đai và đưa đất đai phát triển là nội dung hết sức quan trọng nhằm bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, hệ thống hóa các Nghị quyết của Đảng.
"Mục tiêu của việc sửa đổi này là tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý để phù hợp với quy định quản lý và sử dụng đất đai, góp phần thể chế hóa Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13, Nghị quyết 18 của Hội nghị lần thứ 5 BCH Trung ương Đảng, đảm bảo Luật Đất đai thống nhất trong hệ thống pháp luật, khắc phục những tồn tại, yếu kém trong Luật Đất đai năm 2013 để giải quyết hài hòa các vấn đề giữa các chủ thể tham gia: Nhà nước, doanh nghiệp và người dân", bà Xuân cho biết thêm.